Ngày nay rất nhiều người bị đau nhức xương khớp từ khi còn khá trẻ do vận động quá sức, làm công việc nặng nhọc hay tư thế làm việc sai gây đau lưng nhức mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về bài thuốc trị đau nhức xương khớp hiệu quả của người dân vùng núi cao phía Bắc để cải thiện trình trạng này.
Bài thuốc rất đơn giản với 7 nguyên liệu là 7 loại cây rất phổ biến, dễ tìm ở các làng quê. Cách làm thủ công chủ yếu bằng cách giã tay rồi sao nóng lên, rất kinh tế với người sử dụng.
Các thành phần của bài thuốc
- Lá lốt (cả cây): 200 gam
- Lá gai: 300 gam
- Dây chìa vôi: 300 gam
- Lá si: 100 gam
- Vỏ gạo: 100 gam
- Gừng: 50 gam
- Rượu: 200 ml
Cách làm bài thuốc
Tất cả các nguyên liệu rửa sạch bỏ đất, giã nát bằng cối, cho vào chảo sao nóng, cho thêm rượu vào đảo đều. Gói vào miếng vải sạch, kê vào chỗ đau và nằm yên, tốt nhất là nên nằm qua đêm thì hỗn hợp thuốc sẽ có hiệu quả hơn. Chỉ sau một đêm sẽ thấy tác dụng rất nhiều nhờ các chất của các loại cây tiết ra có tác dụng giảm đau và tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Nếu chăm chỉ làm thường xuyên trong vòng một tuần thì bệnh đau nhức xương khớp được cải thiện và khả năng hồi phục cao hơn.
Mỗi loại cây kể trên có các công năng khác nhau và có tác dụng trị bệnh tuyệt vời. Sau đây là tác dụng và thành phần hóa học của các vị thuốc:
1. Lá gai
- Tên khoa học: Boehmeria nivea.
- Vị ngọt đắng, tính mát, không độc, rễ chứa flavonoid rutin, toàn thân có acid cyanhydric, hạt có dầu béo, nhiều acid tự do.
- Tác dụng: An thai, lương huyết, thanh nhiệt, tán ứ, trị phong thấp đau nhức các khớp, chân tay tê mỏi.
2. Lá lốt
Tên khoa học: piper lolot C.
Vị nồng, hơi cay, tính ấm. Lá và thân có chứa alcaloid và tinh dầu thành phần chủ yếu là beta–caryophylen, rễ có chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat.
- Tác dụng: Làm ấm bụng trừ khí lạnh, hạ khí, giảm đau lưng, đau chân, đầy hơi, khó tiêu. Trong dân gian dùng lá lốt làm gia vị hay làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, bệnh đi ngoài lỏng.
3. Dây chìa vôi
- Tên khoa học: cissus modeccoides Planch.
- Vị đắng nhẹ, chua, hơi the, có tính mát. Thành phần cây có acid amin, saponin, phenolic. Ngọn và lá non có vitamin C, protid, glucid, caroten.
- Tác dụng: Thông kinh phá huyết, trừ tê thấp, tiêu độc sát trùng, điều trị về xương khớp, đau nhức sống lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
4. Vỏ cây gạo
- Vị cay, tính bình.
- Tác dụng: Khu phong, trừ thấp, hoạt huyết tiêu thũng. Chữa bong gân, tê thấp, đau mỏi. Vì vậy dịch chiết vỏ cây gạo rất tốt cho người bị đau nhức.
5. Gừng
- Tên khoa học: Zingbiber officinale L.
- Vị cay, tính ấm. Có chứa tinh dầu.
- Tác dụng: Hạ nhiệt, giảm đau, giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, tốt cho đường tiêu hóa, viêm xương khớp, đau bụng kinh
6. Lá si
- Tên khoa học: Ficus benjamina L.
- Tác dụng: Ứ huyết do ngã hay bị đánh, bị thương nhức, mỏi tay mỏi chân.
7. Rượu
Giãn mạch, lưu thông máu huyết, chống viêm.
Đây là bài thuốc dân gian khá hiệu quả, các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Chia sẻ cho người thân, bạn bè về bài thuốc này để nhiều người giảm bớt cơn đau nhức. Tuy nhiên bài thuốc này phù hợp với những bệnh nhân mới có biểu hiện đau nhức, nếu sử dụng 3 ngày mà không thấy tình trạng thuyên giảm cần đến bác sĩ để được khám và dùng thuốc hỗ trợ.
Nguồn tham khảo: Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!