Giun sán hay còn gọi là những loài ấu trùng thông qua đường ăn uống để đi vào cơ thể, đặc biệt là những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm chưa được nấu chín. Bên cạnh đó, giun sán còn có thể xâm nhập thông qua việc tiếp xúc da với nhau.
Biểu hiện của những người bị nhiễm giun sán
Thông thường, những người được chẩn đoán nhiễm giun sán sẽ xuất hiện những biểu hiện như:
- Gặp các vấn đề về tiêu hoá
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Đi ngoài
- Mệt mỏi
- Mẩn ngứa da
Những trường hợp nhiễm giun sán rất khó phát hiện và chỉ có thể biết khi được kiểm tra cũng như khám sức khoẻ.
Ngoài việc phải tẩy giun định kỳ hàng năm thì việc quan tâm đến những loại thực phẩm cũng như chế biến chúng sao cho an toàn và phù hợp với tình trạng sức khoẻ cũng cần phải được chú ý đến. 4 loại thực phẩm được liệt kê dưới đây được coi là nguồn gốc của việc cơ thể nhiễm giun sán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. Hải sản
Có thể nhiều người không còn xa lại gì với những món hải sản sống như: Sushi, gỏi cá và tôm, sashimi,…. Mặc dù việc ăn gỏi hải sản sống giữ được hương vị tươi ngon của thực phẩm nhưng chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nhiễm giun sán nếu không biết dõ nguồn gốc của những loại thực phẩm này.
Không chỉ những loại hải sản từ cá, tôm, cua mà ốc cũng được coi là thực phẩm có khả năng cao gây nhiễm giun sán. Chính vì vậy, bất kể một loại hải sản nào khi ăn cũng nên biết dõ nguồn gốc xuất xứ của những loại thực phẩm này, đồng thời chế biến cũng như bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
2. Nội tạng của động vật
Giun sán kí sinh chủ yếu ở khu vực nội tạng của động vật, để làm sạch được bộ phận này cũng rất khó. Nếu ăn nội tạng động vật thì khả năng cao cơ thể sẽ bị nhiễm giun sán.
Tuy nhiên, việc nấu nóng nội tạng trên 60 độ có thể khiến cho các loại ký sinh cũng như giun sán bị tiêu diệt nhanh chóng nhất, đây là cách nhanh nhất cũng như an toàn nhất để đảm bảo lượng giun sán có trong thực phẩm nội tạng của động vật bị tiêu diệt hoàn toàn.
3. Tiết canh từ động vật
Để làm được tiết canh bắt buộc phải sử dụng máu sống chưa qua sử lý của động vật mới có thể làm đông được tiết canh. Chính vì điều này, nên lượng giun sán, kí sinh trùng có trong máu của động vật, nhất là những loại động vật đang có mầm bệnh trong người sẽ có khả năng cao xâm nhập vào cơ thể con người gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là đường tiêu hoá.
Nếu nhiễm giun sán lâu ngày có thể gây ra tình trạng chèn ép não dẫn đến đau đầu, thị lực bị giảm sút, nguy hiểm hơn có thể gây ra đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời.
4. Những loại thực phẩm chế biến chín tái, lên men
Những loại thực phẩm được ủ lên men được làm từ thực vật cần đảm bảo trong quy trình chế biến cũng như bảo quản phải thật an toàn, môi trường sản xuất đã được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh gây ra tình trạng mất vệ sinh, khu vực sản xuất nhiễm bẩn tạo ra giun sán gây hại cho sức khoẻ.
Bên cạnh những loại thực phẩm lên men thì những loại thực phẩm chế biến chín tái cũng có nguy cơ cao gây ra giun sán. Tương tự như khâu chế biến lên men, việc nấu những món ăn chín tái cũng cần có những khẩu đảm bảo vệ sinh để tránh trường hợp nhiễm vi khuẩn. Cách tốt nhất là nên nấu chín, đun sôi để đảm bảo an toàn.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!