Tình trạng dinh dưỡng kém có ảnh hưởng đến kết quả của phẫu thuật ghép gan và sự sống còn sau ghép gan. Như vậy, việc phát hiện và điều trị sớm suy dinh dưỡng là điều quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân xơ gan, cùng Blog An Choi đào sâu vấn đề này nha!
Những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
Ăn kém
- Người nghiện rượu thường không ăn hoặc ăn rất ít.
- Thay đổi vị giác.
- Buồn nôn.
- Cảm giác mau no.
- Rối loạn nhận thức (sảng rượu hoặc lơ mơ).
Kém tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng
- Ứ mật làm giảm khả năng tiêu hóa chất béo (dầu, mỡ).
- Bụng báng (cổ trướng) làm mau no hoặc khó thở khi ăn nhiều.
- Loạn vi khuẩn trong đường ruột.
- Tổn thương ruột do xơ gan nặng.
- Dùng thuốc (lợi tiểu, lactulose, neomycin, cholestyramie).
Thay đổi chuyển hóa các chất dinh dưỡng
- Giảm khả năng dự trữ và tổng hợp các chất dinh dưỡng.
- Tăng tiêu hao năng lượng, phân hủy đạm (khối cơ) và béo (khối mỡ cơ thể).
- Rối loạn dung nạp đường, gây đái tháo đường thứ phát.
- Suy thận trong biến chứng nặng.
Tác hại của suy dinh dưỡng trong bệnh gan
Suy dinh dưỡng là yếu tố bất lợi cho bệnh nhân xơ gan vì:
- Cơ thể mệt mỏi, đi lại yếu.
- Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bệnh viện như: Viêm phổi, nhiễm trùng tiểu,…
- Dễ bị biến chứng, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị.
- Giảm chất lượng sống và khả năng sống sót khi bị suy dinh dưỡng nặng.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan
Chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp:
- Duy trì tình trạng dinh dưỡng bình thường.
- Hoặc phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng.
- Cải thiện chức năng gan.
- Nâng cao chất lượng sống.
- Kéo dài thời gian sống.
Nguyên tắc dinh dưỡng chung
- Tuyệt đối không uống rượu.
- Chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính, 1 – 2 bữa phụ), trong đó quan trọng là cần có một bữa ăn phụ vào buổi tối (khoảng 21 – 22h) với thức ăn nhẹ hay thức uống hoặc sữa dinh dưỡng có chứa hàm lượng cao BCAA (acid amin phân nhánh). Bữa ăn tối này sẽ tốt cho gan như: Giúp tổng hợp đạm, giảm nguy cơ hạ đường huyết và cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
- Năng lượng: 35 – 40kcal/kg/ngày, cao hơn so với nhu cầu của các loại bệnh lý khác.
- Chất đạm (Protid): 1,2-1,5g/kg/ngày (hoặc 15-20% tồng năng lượng), cao hơn so với người khỏe mạnh ăn lượng đạm trung bình (0,8-1,0g/kg/ngày).
- Chất béo (Lipid): Ăn vừa đủ theo khả năng tiêu hóa. Không nên kiêng tuyệt đối béo vì dễ bị suy dinh dưỡng và cơ thể sẽ phải chịu nhiều rối loạn chuyển hóa do thiếu béo kéo dài.
- Tinh bột đường (Glucid): Ăn như bình thường, chỉ nên giảm đối với người bệnh có đái tháo đường, liều lượng ở mức mà kiểm soát tốt đường huyết hoặc nên được tư vấn bởi bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nếu cần.
- Chất xơ: Như nhu cầu khuyến nghị bình thường, ngoại trừ trường hợp có bệnh não do gan.
- Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo nhu cầu của người bình thường khỏe mạnh.
- Lượng nước: Trung bình 2 lít/ngày, trừ khi có phù hoặc báng bụng thì lượng nước nhập vào khi này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Ăn nhạt nếu có phù với lượng muối dưới 6g/ngày (cỡ một muỗng cà phê muối gạt ngang). Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh được bác sĩ yêu cầu tăng lượng muối ăn trong ngày vì bệnh nhân có tình trạng hạ natri máu.
Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan