Nghiến răng là vấn đề khá thường gặp không chỉ ở trẻ em mà còn xuất hiện cả ở người lớn. Nếu tình trạng nghiến răng không được điều trị và khắc phục sớm có thể gây ra rất nhiều tác động không tốt đến sức khoẻ của răng miệng. Bài viết này sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để khắc phục thói quen không tốt này.
Định nghĩa về thói quen nghiến răng
Nghiến răng là hoạt động mài sát giữa hàm trên và hàm dưới khi ngủ không thể kiểm soát được. Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn gây ảnh hưởng rất nhiều đến răng.
Tuy nhiên, không phải chỉ khi ngủ mới xảy ra tình trạng nghiến răng này. Nhiều trường hợp, coi việc nghiến răng như một thói quen, ngay kể cả khi họ thức cũng có thể nghiến răng, điều này cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ răng miệng, nhưng việc nghiến răng lúc ngủ gây ảnh hưởng nhiều hơn lúc còn thức.
Dấu hiệu
Thông thường, những người mắc phải tình trạng nghiến răng sẽ xuất hiện những dấu hiệu phổ biến như:
- Răng có dấu hiệu bị bào mòn.
- Lớp men răng bị bào mòn lộ ra lớp bên trong của răng
- Đau cơ hàm, quai hàm mở rộng hơn so với bình thường.
- Răng xuất hiện tình trạng nhạy cảm.
Bên cạnh đó, việc nghiến răng còn gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận có liên quan như:
- Đau đầu.
- Mặt đau.
- Sử dụng mô bên trong má để nhai.
- Lưỡi xuất hiện vết lõm.
Tác nhân gây ra tình trạng nghiến răng
Có rất nhiều các tác nhân gây tác động khiến cho nhiều người gặp phải tình trạng này. Một số tác nhân phổ biến là do:
- Căng thẳng: Tâm lý không ổn định là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Những người thường xuyên lo âu, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều khả năng cao sẽ gặp phải tinh trạng nghiến răng khi ngủ. Khả năng gặp phải tình trạng nghiến răng này cao nhất phải nói đến những trường hợp có tính cách hiếu thắng và rất mạnh mẽ.
- Vị trí mọc của răng: Nghiến răng cũng có nguyên nhân một phần không nhỏ do răng không mọc đúng vị trí, lệch lạc, không đúng hàng lối khiến cho việc ăn uống hàng ngày khó khăn hơn rất nhiều. Cũng chính vì nguyên nhân này mà tỷ lệ cọ sát giữa hàm trên và hàm dưới cũng ngày càng lớn.
- Chất dinh dưỡng: Việc các chất dinh dưỡng trong cơ thể có dấu kiệu cạn kiệt đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ nhỏ xuất hiện rất nhiều, điều này cũng có thể là một trong số những nguyên nhân gây ra nghiến răng. Chính vì vậy, việc bổ sung canxi, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B và C là điều rất cần thiết.
- Sử dụng rượu, bia, thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc lá đa số sẽ gặp phải vấn đề nghiến răng khi ngủ. Ngoài ra những chất cafein có trong những loại đồ uống như: Rượu, bia, cà phê,…cũng gây không ít những ảnh hưởng đến răng.
- Thuốc: Những loại thuốc thường dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh, vấn đề về tâm lý, tác dụng phụ của chúng có thể khiến cho người bệnh khi ngủ sẽ gặp phải tình trạng nghiến răng.
Bên cạnh những tác nhân trên thì nghiến răng còn được cho là tình trạng di truyền từ người thân hoặc mắc một số bệnh có liên quan đến dạ dày, thực quản.
Phương pháp điều trị
- Nếu răng quá lệch lạc, hãy sử dụng các phương pháp can thiệp như bọc răng sứ, chỉnh nha, niềng,…. Các phương pháp này không những có thẩm mỹ cho răng mà còn giúp cho thói quen nghiến răng được khắc phục.
- Loại bỏ những stress, thư giãn đầu óc trước khi ngủ, ngủ đủ giấc, các đồ dùng trong phòng ngủ phải được sắp xếp hợp lý để có không gian sống thoáng đãng, mát mẹ, giấc ngủ cũng từ đó mà tốt hơn, không còn tình trạng nghiến răng xuất hiện.
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Tạo cho bản thân thói quen tập luyện hợp lý, uống thật nhiều nước.
- Nghiến răng thường xuyên có phải là bệnh? Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!