Nấm da là một trong số những bệnh cảnh báo môi trường sống xung quanh của người bệnh không được đảm bảo an toàn hoặc do tiếp xúc với người nào đó. Vậy dấu hiệu nhận biết da là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Khái niệm về nấm da
Ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh nấm da khá cao do có khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn cũng như nấm mốc. Đa số ở tất cả các loài động vật, thực vật hay kể cả con người đều sẽ là mục tiêu ký sinh của những loại nấm mốc, vi khuẩn này.
Ở người, bệnh nấm da được coi là một trong số ví dụ điểm hình cho sự phát triển của vi khuẩn nấm ký sinh. Những loại nấm này có thể gây ra khó chịu cho da người, gây ngứa ngáy, khả năng nhiễm trùng rất cao, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.
Dấu hiệu nhận biết của nấm da
Da người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu sau thì đừng nên chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của nấm da:
- Trên bề mặt da xuất hiện nhiều nốt vòng tròn
- Ngứa da
- Da có dấu hiệu sưng đỏ
- Chảy nước khi gãi những vùng vòng tròn
- Nhiễm trùng
Các loại nấm thường gặp ở người
- Nấm móng
- Nấm thân
- Nấm lang ben
- Nấm bẹn
- Nấm da đầu
Đây là những loại nấm phổ biến và nhiều người mắc phải nhất. những bệnh nấm này có một điểm chung là gây ra cho con người cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Nấm da do đâu?
4 con đường có khả năng cao gây ra lây truyền nấm trên da.
- Lây truyền từ người qua người
- Thông qua tiếp xúc lây từ vật sang người
- Vô tình trực tiếp tiếp xúc với vi khuẩn
- Lây truyền từ những đồ vật nhiễm vi nấm
Nguyên nhân gây ra tình trạng lây truyền
Không đảm bảo vệ sinh cá nhân
Việc thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày là cách để giúp cơ thể luôn được an toàn, sức khoẻ luôn được bảo vệ. Nếu không thường xuyên có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ nguy cơ nhiễm vi nấm là rất cao. Những thói quen nên bỏ bao gồm:
- Không tắm
- Không gội đầu
- Vệ sinh vùng kín không được sạch sẽ
- Trước khi ăn không có thói quen rửa tay
- Sau khi đi vệ sinh không rửa tay
- Mặc đồ chưa khô
- Không thay đồ lót hàng ngày
- Mặc đồ quá chật, bó sát người
- Có thói quen đi chân trần
- Sử dụng nhà tắm, bể bơi, nhà vệ sinh công cộng
- Không vệ sinh sạch sẽ chân sau khi đeo giày hoặc dép
Sử dụng đồ dùng với bệnh nhân nấm da
Việc sử dụng chung đồ dùng với người mắc bệnh nấm da là rất nguy hiểm bởi những đồ dùng đó có thể là nơi ở của những loại vi khuẩn gây ra nấm da. Chính vì vậy, cần phải thật cẩn trọng khi sử dụng bất cứ một loại đồ đạc gì bởi nó có thể khiến bạn mắc phải nấm da.
Ngoài ra, việc nằm chung sử dụng chung chăn, gối, đệm, chiếu với người bị nấm da cũng sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn, đặc biệt là ảnh hưởng đến da, điều này rất nguy hiểm.
Tiếp xúc với động vật
Chó, mèo,… là những loài động vật được con người rất yêu mến và coi chúng là thú cưng trong nhà. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với những loại động vật này sẽ có khả năng cao nhiễm nấm ký sinh.
Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của gia đình, bạn nên tắm cho thú cưng vào sử dụng những loại sữa tắm có khả năng tiêu diệu nấm cho thú cưng. Hạn chế tiêu xúc quá gần với thú cưng.
Lưu ý khi tự điều trị nấm da tại nhà
Việc tự điều trị nấm da tại nhà là điều có thể nhưng bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Điều trị theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã chỉ định cho da của bạn khi đi khám.
- Thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh sao cho phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, để môi trường sống được thoáng mát.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!