Viêm nang lông: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Lỗ chân lông xuất hiện dày đặc trên bề mặt da của chúng ta với những chức năng quan trọng đối với làn da. Những tác nhân gây ảnh hưởng đến lỗ chân lông sẽ khiến làn da trở nên yếu ớt và xấu xí, trong đó bệnh viêm nang lông là một trong những bệnh lý khiến làn da của bạn trong “kém sắc” hẳn đi. Vậy bạn đọc hãy cùng BlogAnchoi tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh bệnh viêm nang lông nhé!

Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông là tình trạng các lỗ chân lông trên da xuất hiện trình trạng viêm nhiễm. Các lỗ chân lông bị viêm ban đầu thường giống như những nốt đỏ hay mụn đầu trắng. Tuy nhiên, tình trạng viêm nang lông có thể lan rộng và gây viêm da ở một số vị trí như: râu, cánh tay, chân, mông, lưng.

Dấu hiệu viêm nang lông (Nguồn: Internet)

Viêm nang lông không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây tình trạng ngứa ngáy, đau và khiến người bệnh tự ti về làn da của mình. Trong trường hợp bệnh lý viêm nang lông nặng có thể dẫn đến rụng tóc và để lại sẹo trên làn da của bạn.

Một số bệnh lý cũng xuất viêm lỗ chân lông như: phát ban, Razor Bump (lông mọc ngược).

Nguyên nhân gây viêm nang lông

Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra tình trạng viêm nhiễm các lỗ chân lông. Bên cạnh đó, viêm nang lông cũng được gây ra bởi vi rút, nấm và đôi khi viêm nhiễm do lông mọc ngược. Do đó, việc ngăn chặn xuất hiện tình trạng viêm nang lông đơn giản nhất là có chế độ sinh hoạt phù hợp và chăm sóc làn da bạn một cách hợp lí.

Dấu hiệu viêm nang lông

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm nang lông bao gồm:

  • Xuất hiện cụm các nốt đỏ hoặc mụn đầu trắng xung quanh các lỗ chân lông
  • Ngứa ngáy và nóng ran
  • Đau, sưng đỏ vùng da bị viêm
  • Mụn vỡ ra chảy máu hoặc có mủ

Bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu để đảm bảo tình trạng trên không diễn biến xấu và nghiêm trọng hơn.

Cách điều trị viêm nang lông

Để điều trị viêm nang lông bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu để có những tư vấn an toàn nhất và giúp bạn lựa chọn một trong số phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc: Cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về từng loại thuốc, đây là phương pháp có hiệu quả trung bình tùy vào cơ địa và thời gian điều trị lâu dài.
  • Liệu pháp ánh sáng: Hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên chi phí hơi cao so với những phương pháp khác, với phương pháp này người ta sử dụng ánh sáng trắng với cường độ đặc biệt, tác động vào sâu trong da, triệt tiêu keratin và tế bào chết, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, làm se khít lỗ chân lông. Nhờ đó, làn da sẽ trở nên mịn màng, tươi trẻ và đều sắc tố.
  • Triệt lông tia laser: Việc sử dụng bước sóng năng lượng giúp đi sâu hơn vào các lỗ chân lông, có tác động sâu làm triệt tiêu keratin và lớp tế bào chết tích tụ trong nang lông. Từ đó mô xơ gây viêm nang lông được loại bỏ. Bên cạnh đó giá thành của phương pháp điều trị này không hề thấp, nhưng hiệu quả là rõ rệt.
  • Tiểu phẫu: Loại bỏ những nốt mụn viêm lớn, giảm đau, loại bỏ mủ.
  • Biện pháp tại nhà với các nguyên liệu từ thiên nhiên: Phương pháp trên hiệu quả đem lại khá thấp, dễ gây dị ứng. Tuy nhiên chi phí thực hiện thấp.

Những phương pháp điều trị viêm nang lông điều cần có sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ, đến bệnh viện và các cơ sở chuyên khoa da liễu đáng tin cậy để đảm bảo được điều trị tận gốc

Viêm nang chân lông có phòng tránh được không?

Để phòng tránh viêm lỗ chân lông tái phát bạn cần thực hiện điều sau:

  • Chăm sóc và vệ sinh da đúng cách
  • Tránh mặc quần áo chật: Bận quần áo quá chật sẽ làm tăng ma sát giữa da và quần áo làm tổn thương da nhiều hơn.
  • Làm khô găng tay cao su giữa những lần sử dụng: Việc không làm khô găng tay cao su giữa các lần sử dụng, với lượng xà phòng và nước tồn động dễ khiến nấm mốc nơi cho vi sinh vật kí sinh.

Phòng tránh viêm nang lông (Nguồn: Internet)

  • Hạn chế cạo lông: Với việc cạo lông chân, lông tay, hay râu không đúng quy trình đảm bảo an toàn dễ khiến cho tình trạng viêm nang lông xuất hiện.

Mua sản phẩm tẩy lông chân tại đây.

  • Bị thủy đậu có kiêng gió và nước không?
  • Bệnh sởi ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng trị

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để đọc những bài viết thú vị bạn nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *