“Ăn đêm” ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thức đêm đã trở thành thói quen đối với một số người từ công nhân viên chức cho đến học sinh các cấp, cùng với đó là một thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đó là “ăn đêm”. Vậy ăn đêm có hại như thế nào? Nó gây ra các bệnh lí gì?

Thói quen ăn đêm, cụ thể là ăn muộn sau 8 giờ tối sẽ có những tác động xấu đến sức khỏe con người. Đa số chúng ta sẽ không thể chịu đựng được cơn đói nên chúng ta sẽ lấp đầy cái bụng đói ấy để có thể tiếp tục công việc. Nhưng việc ăn đêm liên tục như vậy có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Tăng nguy cơ béo phì

Nguyên nhân chính làm tăng cân dẫn đến béo phì là do quá trình đốt cháy chất béo diễn ra chậm. Đồ ăn đêm mà chúng ta tiêu thụ như những món có chứa chất béo, nhiều đường hay nhiều tinh bột khiến chúng ta khó có thể kiểm soát được cân nặng vì lượng calo thừa từ đồ ăn đêm tích trữ trong cơ thể ta hàng giờ. Ban đêm cơ thể chúng ta sẽ nghỉ ngơi, một số cơ quan trong cơ thể sẽ tiến vào giai đoạn nghỉ ngơi khiến cho chất béo không được chuyển hóa và tồn đọng trong cơ thể dẫn đến béo phì.

Các bệnh lí về béo phì (Nguồn: Internet)

2. Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là tên gọi dùng để chỉ một nhóm các tình trạng thường xảy ra cùng nhau và làm tăng nguy cơ đột quỵ, tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Theo một nghiên cứu ở Nhật Bản với 60.000 người trưởng thành đã chỉ ra mối liên hệ của việc ăn đêm với hội chứng này. Theo đó, một nửa số người bỏ qua bữa ăn sáng thì không ảnh hưởng nhưng với người ăn đêm thì tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa sẽ cao hơn.

3. Gây mất ngủ

Việc ăn đêm sẽ khiến cho dạ dày tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa được lượng thức ăn nạp vào người, do đó sẽ gây khó ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu việc ăn đêm diễn ra liên tục, cơ thể bạn sẽ bị rối loạn đồng hồ sinh học dẫn đến mất ngủ giữa chừng hoặc nếu tiêu thụ các loại nước giải khát có ga sẽ khiến ta mắc bệnh lí tiểu đêm ảnh hưởng giấc ngủ.

Các chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên ăn những món ăn làm từ yến mạch, ít béo,… tránh những món ăn cay nóng và giàu chất đạm vì những món đó sẽ khiến giấc ngủ chúng ta bị gián đoạn.

Mất ngủ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe (Nguồn: Internet)

4. Trào ngược dạ dày

Các loại thức ăn đêm khó tiêu là nguyên nhân của trào ngược dạ dày, tình trạng dịch trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Thông thường thức ăn mất vài tiếng để tiêu hóa, nếu bạn ăn xong và đi ngủ ngay thì dễ khiến axit trong dạ dày trào lên thực quản và gây triệu chứng đau tức ngực. Hiện tượng này nếu tái diễn nhiều lần sẽ là nguy cơ dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy nên cần tránh ăn những đồ ăn chua hay thực phẩm chứa nhiều chất béo vào buổi tối.

Ăn đêm gây trào ngược dạ dày (Nguồn: Internet)

5. Dễ đói hơn vào sáng hôm sau

Hormone có tên ghrelin chịu trách nhiệm tạo ra cảm giác đói ở con người. Ghrelin thường dựa theo khoảng thời gian nhịn ăn tự nhiên từ khoảng 8 giờ tối tới 8 giờ sáng hôm sau để tự điều chỉnh, tạo ra cảm giác đói vào buổi sáng. Nhưng việc bạn ăn đêm đã phần nào khiến cho chu trình đó diễn ra liên tục nên cơ thể bạn sẽ cảm thấy đói và tăng nguy cơ béo phì.

Theo các chuyên gia, chúng ta nên ăn trước giờ ngủ ít nhất 3 tiếng. Tức là nếu bạn thường ngủ lúc 11 giờ thì chỉ nên ăn trước 8 giờ tối để thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết mới không gây hại sức khỏe.

Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *