Ăn tôm nhất định bạn phải biết điều này để tránh gây hại cho sức khoẻ

Tôm là món ăn phổ biến, có độ dinh dưỡng cao tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải bộ phận nào của tôm cũng đem lại giá trị dinh dưỡng, một số bộ phận khi ăn có thể gây nhiễm khuẩn cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bài viết này sẽ cho biết một số bộ phận chứa nhiều vi khuẩn của tôm để bạn có thể tránh khi ăn nhé!

Lợi ích của việc ăn tôm đối với sức khỏe

Bảo vệ xương

Canxi có trong tôm chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại sinh vật sống ở biển. Không chỉ có canxi mà trong tôm còn chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D và magie có lợi cho sức khoẻ, giúp xương chắc khoẻ cũng như phòng ngừa các vấn đề liên quan đến xương, duy trì sự ổn định của xương khớp trong hoạt động thường ngày.

Hỗ trợ hoạt động của mắt

Muốn bảo vệ mắt luôn khoẻ mạnh, cơ thể cần được bổ sung rất nhiều chất, đặc biệt là các loại vitamin E và C, chất lutein, các loại axit béo omega,… Những chất này có khả năng hỗ trợ hoạt động của mắt một cách tốt nhất, bảo vệ mắt khỏi tác động bên ngoài, ngăn ngừa tình trạng viêm, bảo vệ hoạt động của dây thần kinh trong mắt.

Một số lợi ích của việc ăn tôm (Nguồn: Internet)

Tất cả những chất có liên quan đến việc bảo vệ mắt đều có trong tôm. Chính vì vậy, thêm món tôm vào thực đơn hàng ngày là điều nên làm.

Ngăn ngừa ung thư

Các loại hải sản đa số đều sở hữu các chất có khả năng ngăn ngừa ung thư rất cao là axit béo omega và carotenoid. Ngoài ra, chất chống oxy hoá trong tôm rất cao, giúp tăng khả năng chống viêm cũng như tiêu diệt tế bào ung thư, chống lại tình trạng suy nhược cơ thể gây mệt mỏi.

Những sai lầm bạn cần tránh khi ăn tôm

Ăn tôm rất tốt, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải quan tâm đến cách ăn như thế nào cho phù hợp, giúp cơ thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng. Một số sai lầm dưới đây bạn nên chú ý để tránh gây ảnh hưởng cho sức khoẻ.

Ăn sống

Không chỉ tôm mà tất cả các loại hải sản như ốc, cua, cá, hàu, sò, hến đều có thể bị nhiễm sán và ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu ăn sống chúng. Nếu không chế biến làm chín thực phẩm thì ký sinh trùng trong những loài sinh vật này rất dễ xâm nhập vào cơ thể.

Những sai lầm khi ăn tôm (Nguồn: Internet)

Hơn thế nữa, các loài ký sinh còn gây ảnh hưởng đến hoạt động của não khi chúng xâm nhập vào, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ăn tôm không còn tươi

Chất histidine có rất nhiều trong tôm tươi, khi tôm chết chất này sẽ phân huỷ thành chất có hại, gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Nếu ăn tôm đã chết lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột, nguy hiểm hơn có thể gây ra ngộ độc.

Ăn quá nhiều

Việc điều chinh lượng tôm ăn trong ngày sao cho phù hợp là điều rất quan trọng. Để tránh tình trạng cơ thể bị thừa chất gây ra một số vấn đề về đường ruột, rối loạn tiêu hoá thì bạn chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm trong một tuần.

Ngoài ra, tôm không nên kết hợp với những loại thực phẩm như:

  • Nước ép
  • Các loại thực phẩm chứa vitamin C
  • Đậu nành
  • Cà chua
  • Thịt gà

Những trường hợp không nên ăn tôm

  • Người đang bị ho
  • Người bị dị ứng với hải sản, đặc biệt là tôm
  • Người mắc bệnh cường giáp

Các bộ phận của tôm mà bạn không nên ăn

Đầu tôm

Khác với các loại hải sản khác, đầu của tôm là nơi chứa chất thải của tôm, có chứa asen là một kim loại nặng. Chất này gây hại cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai có thể gây dị tật cho trẻ hoặc sảy thai.

Chính vì vậy, khi ăn tôm cần chế biến thật sạch sẽ, loại bỏ phần đầu của tôm để đảm bảo khi ăn không gặp vấn đề. Lưu ý khi chế biến tôm nên quan sát phần đầu tôm, nếu chuyển màu đen thì có thể con tôm này chứa rất nhiều chất độc hại và vi khuẩn.

Vỏ tôm

Nhiều người cho rằng vỏ tôm là nơi chứa rất nhiều canxi, tuy nhiên điều này không đúng. Trong vỏ tôm chứa rất ít hoặc không có chất canxi, bộ phận chứa nhiều chất canxi nhất là phần thịt của tôm.

Bộ phận trên cơ thể tôm không nên ăn (Nguồn: Internet)

Khi ăn quá nhiều vỏ tôm sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hoá, vì vậy không nên ăn bộ phận này, đặc biệt là trẻ nhỏ nên tránh.

Đường chỉ tôm

Đường chỉ tôm là đường nằm trên lưng tôm có màu đen hoặc trắng. Đây được coi là cơ quan tiêu hoá chứa dạ dày cũng như đại tràng của tôm. Có thể ăn đường chỉ tôm này không gây hại gì cho sức khoẻ nếu được chế biến và nấu chín sạch sẽ, nhưng tốt nhất nên loại bỏ chúng để đảm bảo an toàn.

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo: Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *