Áp xe vú: Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị

Không giống như tình trạng xuất hiện cục cứng tại chỗ tiêm do áp xe khi tiêm thuốc, Áp xe vú nghiêm trọng hơn nhiều nên nếu không phát hiện điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do hoại tử. Vậy dấu hiệu cũng như biểu hiện của bệnh áp xe vú như thế nào, cách phòng tránh ra sao, cùng mình tìm hiểu nhé.

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là bệnh vú có biểu hiện viêm, sưng đỏ, có thể có hạch đau khi ấn mạnh và có thể có mùi hôi ở vú. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết xây xát ở núm vú và quầng vú hoặc từ đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân gây bệnh

Áp xe vú là tình trạng thường gặp ở những bà mẹ cho con bú. Những triệu chứng bệnh như đau nhức, sưng, sốt, phù nề…không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, mà còn gây tâm trạng lo lắng, bất an.

Các chị em phụ nữ sau khi cho con ngừng bú và các năm về sau cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này và khó phát hiện hơn đấy nhé.

Tắc tia sữa gây áp xe. (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân áp xe vú thường gặp nhất là do hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus. Ngoài ra vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.

Dấu hiệu, biểu hiện và cách điều trị của từng giai đoạn bệnh

Các chị em phụ nữ hãy để tâm thêm chút vào bản thân mình, không thể có vụ ngày nào chị em mình cũng vệ sinh, kiểm tra cơ thể song lại không phát hiện ra bất thường đúng không nào? Phát hiện ra các biểu hiện sớm chừng nào cơ hội chữa khỏi không cần phẫu thuật hay dao kéo sẽ tốt biết bao:

  1. Vú sờ vào thấy đau, nhứt khi không đến kỳ kinh hoặc không bị tác động ngoại lực.
  2. Núm vú thay đổi màu sắc sậm hơn, lỗ chân lông quanh vùng núm vú to lên bất thường.
  3. Có cục nhỏ sờ nắn được bên trong vú, sờ vào đau.
  4. Vú bị sưng trông thấy, đỏ , đau nhứt, cứng thành vùng đây chính là lúc ổ áp xe đã hình thành.
  5. Đối với các chị em còn trong thời gian cho con bú thì nếu bị tắc tia sữa hay khi dứt cho bé bú nên để tâm hơn vì lúc này có thể có các dâu hiệu của áp xe vú ngay rồi.

Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời dấu hiệu áp xe vú. (Nguồn: Internet)

Theo các dấu hiệu trên, cứ từng giai đoạn bệnh sẽ tiến triển thêm nặng đi rất nhanh. Thời gian từ lúc khởi phát đến lúc hình thành ổ áp xe này rất ngắn chỉ trong khoảng một đến hai tháng. Do đó nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn có ba biểu hiện đầu bạn có thể khỏi bệnh bằng cách uống thuốc kháng sinh. Nhưng tuyệt đối phải thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng phương pháp tránh trường hợp nghe theo các phương án dân gian làm bệnh thêm trầm trọng.

Ở giai đoạn biểu hiện thứ tư, các bác sĩ sẽ chỉ định bên vú áp xe được trích rạch nhằm giải phóng lượng mủ nhưng chỉ thực hiện với vùng áp xe nông hoặc với ổ áp xe bị xơ hóa sẽ phải tiến hành phẫu thuật nạo bỏ ổ áp xe đó. Sau khi tháo mủ sẽ đặt ống dẫn lưu để bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng thuốc kháng sinh toàn thân. Lúc này vú của bạn đã không thể nguyên vẹn như lúc ban đầu dù khỏi bệnh nhé. Sau giai đoạn điều trị này người bệnh cũng cần kết hợp nghĩ ngơi, tĩnh dưỡng phù hợp. Đối với các mẹ đang cho con bú thì càng cẩn thận sau giai đoạn này.

Chọc hút ổ áp xe. (Nguồn: Internet)

Cảm ơn bạn đã xem bài viết của Kinhnghiem360.edu.vn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *