Bạn có biết sỏi thận và suy thận liên quan với nhau như thế nào?

Bệnh sỏi thận hay còn được gọi là sạn thận biểu hiện bằng triệu chứng đi tiểu ra máu và dễ bị nhiễm trùng đường tiểu cùng với đau phía sau lưng, đau ở một bên sườn trên đường di chuyển của viên sỏi. Sỏi thận có thể gây tiểu ít, thậm chí suy thận cấp nếu sỏi gây tắc cả hai bên. Phần lớn sỏi thận được hình thành do giảm lượng nước tiểu hoặc tăng lượng khoáng chất tạo sỏi trong nước tiểu. Vậy giữa sỏi thận và suy thận có mối liên quan như thế nào? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!

Sỏi thận là gì?

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (ví dụ như cơ thể bị thiếu nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá nhiều), hoặc do thừa các chất khoáng có khả năng tạo tinh thể trong nước tiểu như canxi, oxalate, uric axit, natri, cystine hay photpho. Các chất này dễ kết tinh thành khối rắn và đó chính là sỏi thận.

Bệnh sỏi thận không phải là hiếm gặp (Nguồn: Internet).

Nói chung những viên sỏi nhỏ có thể tự di chuyển ra khỏi cơ thể mà không ảnh hưởng gì, nhưng sỏi lớn có thể mắc kẹt lại trên đường tiết niệu và cần phải có sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.

Triệu chứng của sỏi thận là gì?

Sỏi thận có thể phát triển âm thầm mà không có triệu chứng cho đến khi nó gây đau đớn, làm tắc nghẽn đường tiểu hoặc đi tiểu ra sỏi thì người bệnh mới biết. Triệu chứng thông thường là cơn đau dữ dội, không đều, bắt đầu từ vùng của thận là sau lưng ở phía dưới xương sườn. Cơn đau thường thay đổi vị trí khi sỏi di chuyển.

Ngoài ra còn có triệu chứng sau:

  • Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có mùi
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Choáng váng
  • Buồn nôn
  • Sốt hoặc ớn lạnh nếu có nhiễm trùng tiểu

Sỏi thận có thể gây đau sau lưng (Nguồn: Internet).

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Điều trị sỏi thận sớm có thể ngăn chặn được các biến chứng, đặc biệt là biến chứng nghiêm trọng là gây suy thận.

Hãy thay đổi lối sống để phòng ngừa sỏi thận

Nếu đã bị sỏi thận một lần thì sẽ có nguy cơ bị lại rất cao, do vậy cách tốt nhất là chữa dứt điểm kết hợp với phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn và thói quen tập thể dục. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày (trừ trường hợp mắc các bệnh phải hạn chế uống nước).

Bệnh sỏi thận nên ăn gì? (Nguồn: Internet).

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, bác sĩ cũng có thể cho bạn uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất tạo sỏi trong nước tiểu.

Một số người bị sỏi thận là do tuyến cận giáp bị rối loạn và tiết ra quá nhiều hóc-môn, làm tăng giải phóng canxi từ xương vào máu, sau đó lượng canxi này có thể tạo thành sỏi trong thận. Đối với các trường hợp này nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp để điều trị sỏi thận một cách triệt để.

Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận

Một số người bị sỏi thận có nguy cơ suy thận nếu sỏi thận không được điều trị kịp thời. Sỏi tồn tại quá lâu trong thận có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của thận. Một số loại sỏi bề mặt sắc nhọn có thể gây tổn thương các mô trong thận và tạo ra sẹo. Cần phải xác định đúng loại sỏi để áp dụng cách điều trị phù hợp.

Nếu đã có sỏi thận thì nguy cơ bị tổn thương thận và suy thận sẽ cao hơn những người không có sỏi, vì vậy hãy thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa sỏi thận ngay từ đầu và nếu đã bị sỏi thì hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả, ngăn sỏi tái phát trong tương lai.

  • 7 thực phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả và an toàn

Hy vọng qua các bước hướng dẫn trên, Kinhnghiem360.edu.vn đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích cần thiết về mối quan hệ giữa sỏi thận và suy thận. Đừng quên theo dõi chuyên mục sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm vài thông tin bổ ích mới bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *