Bạn có đang thắc mắc tại sao mình ăn rất nhiều mà vẫn không thể tăng cân? Trong khi có người chỉ cần hít thở thôi cũng béo, thì ở trường hợp khác dù ăn ngon ngủ kỹ mà gầy vẫn hoàn gầy. Để giúp bạn tháo gỡ nút thắt này, hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Vì sao dành cả thanh xuân chỉ để ăn mà vẫn gầy?
Người có thân hình gầy gò thường do ăn uống không đủ các nhóm chất hoặc lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đủ bù đắp năng lượng tiêu hao. Tuy nhiên, có những trường hợp ngay cả khi đã ăn rất nhiều và đủ chất vẫn không thể tăng cân.
Nhiều người vẫn cho rằng lý do là bởi cơ địa người đó khó tăng cân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đây chỉ là một trong số các nguyên nhân chủ yếu. Để khắc phục hiệu quả vấn đề này, bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân sau:
Cơ thể có khả năng hấp thụ dinh dưỡng không tốt
Khả năng hấp thu kém là gì? Là tình trạng cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Lượng dinh dưỡng có được thay vì được đường ruột hấp thu hết thì bị đào thải ra ngoài.
Nguyên nhân có thể do ruột non bị tổn thương hoặc do thiếu men tiêu hóa của dạ dày, mật, gan…. Hậu quả của việc kém hấp thu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu nước và điện giải, chất dinh dưỡng, vitamin…
Điều này dẫn đến sự thiếu hụt vitamin, protein, carbohydrate, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và điều hòa của cơ thể, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày
Có đến 80% người Việt Nam ăn uống thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể như: Zn, Mg, I, Se và các vitamin nhóm E, B, K, D. Điều này khiến cho cơ thể mất cân bằng sinh hóa và không đảm bảo quá trình chuyển hóa hấp thu dinh dưỡng.
Nếu không được cung cấp đầy đủ các nhóm chất và năng lượng từ thực phẩm, cơ thể sẽ tự động chuyển sang sử dụng glucose được dự trữ trong gan và cơ bắp hoặc có thể chuyển hóa các tế bào mỡ và protein thành năng lượng. Do đó, nếu sử dụng năng lượng dự trữ lâu ngày sẽ khiến cơ thể gầy gò, khó tăng cân, giảm khả năng miễn dịch, sức bền kém.
Ăn uống thất thường, không đủ bữa
Hầu hết chế độ ăn uống có 3 bữa ăn chính trong ngày và chúng ta đều ăn vào giờ giấc cụ thể. Tuy nhiên, do cuộc sống ngày càng bận rộn mà không ít người ăn uống thất thường, thậm chí là bỏ bữa.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thời điểm ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến lượng hormon insulin và nồng độ cholesterol, kéo theo đó là nhiều vấn đề sức khỏe như suy giảm chức năng hệ miễn dịch, não bộ, rối loạn tiêu hóa…
Quá trình chuyển hóa năng lượng cao hơn mức bình thường
BMR – Tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi là số lượng calo cần thiết cho các chức năng cơ bản trong vòng 24 tiếng. Tùy theo hoạt động thể chất của mỗi người khác nhau nhưng về cơ bản đều có BMR cao hơn 1.000 calo mỗi ngày.
Tuy nhiên đối với người gầy, lượng calo tiêu hao của họ thường cao hơn so với người bình thường, mặc dù đều hoạt động như nhau. Dấu hiệu của quá trình chuyển hóa năng lượng cao là da lúc nào cũng thấy nóng hoặc có thể tim đập nhanh hơn.
Lười vận động cơ thể, không hoạt động thể thao
Hoạt động thể dục thể thao sẽ kích thích và điều hòa quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt, tăng độ dẻo dai và khối lượng cơ bắp của cơ thể. Bởi vậy, luyện tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho người muốn giảm cân mà còn vô cùng cần thiết đối với người gầy.
Quá phụ thuộc vào các loại thuốc tăng cân
Hiện nay trên thị trường xuất hiện vô số các loại thuốc với những lời quảng cáo mỹ miều. Đây được xem như một miếng mồi béo bở câu dẫn hàng loạt tâm lý người gầy. Lạm dụng thuốc tăng cân và tự ý sử dụng không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi và khó tăng cân.
Ngược lại, đối với một số loại thuốc, đặc biệt các loại kháng sinh còn có nguy cơ gây tác động xấu đến hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm cơ thể chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy và hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
Mắc một số bệnh mãn tính
Một trong những nguyên nhân khiến người gầy khó tăng cân đó là bị mắc một số chứng bệnh mãn tính về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa… Điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và duy trì cân nặng ở mức độ bình thường.
Uống không đủ nước, không thanh lọc cơ thể
Nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể và vô cùng cần thiết trong quá trình trao đổi chất và thải các chất độc ra ngoài. Nếu cơ thể không được thanh lọc sẽ tích tụ nhiều độc tố, điều này khiến quá trình trao đổi chất bị suy giảm và cơ thể bạn không thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối đa.
Không thể tăng cân, làm thế nào để cải thiện?
Sau khi đã khám phá nguyên nhân của bài toán khó thì việc còn lại là tìm ra chìa khóa cho nó mà thôi. Không để bạn phải chờ lâu, ngay sau đây, tớ sẽ cung cấp một vài lời khuyên hữu ích. Tất cả đều được tổng hợp từ các chuyên gia về y tế. Cùng theo dõi thôi nhé!
Ăn các thực phẩm giàu calories
Lượng calo mà bạn phải nạp vào không được ít hơn lượng calo cơ thể đốt cháy hằng ngày, bởi điều đó là lý do khiến bạn không thể tăng cân. Hãy thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đủ 4 nhóm chất mỗi ngày.
Tăng cường nạp vào cơ thể thực phẩm nhiều dinh dưỡng và năng lượng là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn nhiều chất béo bão hòa, thiếu các yếu tố vi lượng, bởi những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường…
Thay đổi thói quen ăn uống, chế biến lành mạnh hơn
Thay vì chỉ ăn ba bữa như bình thường, các bạn nên chia thành nhiều bữa trong ngày. Điều này sẽ khiến cho việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể tốt hơn. Trong bữa ăn chính phải có đầy đủ 4 nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và các khoáng chất.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi cách chế biến và trang trí món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Bởi món ăn trông đẹp thì mới có thể kích thích được sự thèm ăn và cảm giác ngon miệng.
Bổ sung thêm nhiều vitamin từ các loại trái cây và rau củ quả
Các loại trái cây, rau củ hay nước ép hoa quả là nguồn cung cấp hàm lượng lớn calories cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể trông khỏe khoắn và có sức sống hơn.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh hơn cho chính mình
Tập luyện thể dục thể thao là một phương pháp giúp bạn có cảm giác thèm ăn, tăng cường trao đổi chất để hấp thu dinh dưỡng và tăng cân hiệu quả hơn. Bạn có thể tập các bài đơn giản vừa sức mình để hỗ trợ thải độc và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tùy vào quỹ thời gian của mỗi người, bạn có thể tham khảo bài tập hiệu quả sau:
Thay vì dùng thuốc lá và các chất kích thích gây hại cho quá trình chuyển hóa, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, bạn nên đảm bảo uống nước đầy đủ và ăn các loại thực phẩm lành mạnh. Dành thời gian thư giãn và ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể nghỉ ngơi và có khả năng tự chữa lành.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có thể lý giải tại sao mình không thể tăng cân. Đừng quên bỏ túi thêm “những bí quyết vàng” để có thể cải thiện cân nặng của mình đã được đưa ra ở phần chia sẻ trên nhé!
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
- Healthline
- Eatthis.com
- Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec
- Vietnamnet