Gan nhiễm mỡ là bệnh lý xuất hiện ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, với tỉ lệ người mắc ngày càng cao, nếu không sớm điều trị, để lâu dài có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Vậy cụ thể nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị gan nhiễm mỡ như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Gan nhiễm mỡ là gì
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh, cũng như sự bận rộn trong công việc, sự hạn chế về thời gian rèn luyện sức khỏe, các bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì, các bệnh chuyển hóa,…ngày càng gia tăng. Trong số đó không thể không kể đến gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ nhiều trong gan, chiếm trên 5% khối lượng gan. Chất béo tích lũy chủ yếu là trigliceride ở tế bào gan. Tùy mức độ tích lũy mỡ mà gan có thể to hơn bình thường hoặc không.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và thải độc của cơ thể, lượng mỡ trong gan thường không cao (chỉ 2-4% khối lượng gan). Khi gan nhiễm mỡ, các chức năng của gan bị ảnh hưởng, gây nên nhiều rối loạn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ
Tất cả các yếu tố trực tiếp hay nguy cơ làm tăng lượng mỡ trong gan đều trở thành nguyên nhân gây nhiễm mỡ, bao gồm:
- Thừa cân, béo phì
- Hàm lượng cholesterol máu cao
- Hàm lượng triglyceride máu cao
- Mắc các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa
- Tiểu đường
- Gene di truyền
- Ảnh hưởng khi dùng một số loại thuốc như Aspirin, Steroids, Tamoxifen hay Tetracycline
- Sử dụng nhiều rượu bia
Triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường không có các biểu hiện triệu chứng rõ ràng bởi việc tích lũy mỡ trong gan là quá trình xảy ra từ từ, không quá rầm rộ nên người bệnh rất khó cảm nhận và thấy sự khác biệt. Chỉ khi lượng mỡ tích lũy đủ lớn, làm tăng khối lượng gan nhiều, khi khám lâm sàng thấy gan hơi to ra, cảm thấy nặng, đau tức vùng gan. Ngoài ra còn thấy một số biểu hiện khác như chán ăn, sút cân, mệt mỏi, đau bụng, nôn, buồn nôn hay vàng da.
Bên cạnh đó, gan nhiễm mỡ cũng được chia thành nhiều loại, mỗi loại lại có các cách xác định cũng như triệu chứng, biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Gan nhiễm mỡ không do rượu
Gan nhiễm mỡ loại này không phải do tác nhân uống nhiều rượu bia gây nên, mà do các rối loạn về chuyển hóa, mỡ chuyển hóa không hết, tích lũy tại gan gây gan nhiễm mỡ. Khi bệnh nhân có lượng mỡ đạt khoảng 10% khối lượng gan thì được xếp vào nhóm này.
Gan nhiễm mỡ do rượu
Uống quá nhiều rượu bia gây nên các tổn thương chức năng gan, trong đó có chức năng chuyển hóa mỡ, dẫn đến gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ do rượu là triệu chứng sớm của viêm gan do rượu, việc kiểm soát, hạn chế uống rượu có ảnh hưởng rất nhiều đến việc cải thiện chức năng gan. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục uống nhiều rựa bia, gan tổn thương ngày càng nặng và có nguy có tiển triển thành viêm gan hay xơ gan.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Đúng như tên gọi, viêm gan loại này không do rượu. Dưới ảnh hưởng của một số nguyên nhân nhất định, lượng mỡ gan tăng cao, làm suy giảm chức năng gan, kèm theo các triệu chứng như:
- Nôn, buồn nôn
- Đau bụng
- Chán ăn
- Vàng da
Gan nhiễm mỡ cấp tính ở phụ nữ mang thai
Gan nhiễm mỡ nhóm này xuất hiện trên đối tượng người đang mang thai, là dạng biến chứng có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của thai phụ. Ở 3 tháng cuối của thai kì có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau bụng vùng hạ sườn phải
- Buồn nôn, nôn liên tục
- Vàng da
- Cảm giác khó chịu khắp cơ thể
Bên cạnh các bệnh thường gặp khác, khi mang thai, thai phụ cũng nên khám sàng lọc để sớm phát hiện gan nhiễm mỡ và có hướng điều trị kịp thời.
Cách chữa trị gan nhiễm mỡ
Điều trị gan nhiễm mỡ không nhất thiết phải dùng thuốc hay các can thiệp phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn có thể chữa trị gan nhiễm mỡ tại nhà bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm giảm dần các yếu tố nguy cơ.
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
- Dùng các thực phẩm hạn chế năng lượng, giúp giảm cân, béo phì (nếu có thừa cân, béo phì).
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng,…
- Hạn chế các loại gia vị cay nóng như gừng, hạt tiêu,…
- Trong nấu ăn hạn chế các cách chế biến chiên rán nhiều dầu mỡ, nên dùng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật.
- Ngừng uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.
- Tăng cường hoa quả, rau xanh trong bữa ăn.
- Trà: Một số loại trà như trà xanh, trà hoa hòe. Bên cạnh việc nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể, giúp cơ thể tỉnh táo, khỏe mạnh, trà còn giúp bảo vệ, tăng tính đàn hồi thành mạch, giảm cholesterol máu, hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch và tích lũy mỡ tại gan. Đặt mua trà hoa hòe thơm ngon giải nhiệt ở đây.
- Lá sen: Có nhiều cách sử dụng lá sen như pha nước sôi uống giống trà, hay nấu cháo lá sen. Lá sen giúp giảm cân và hạn chế tích đọng mỡ tại gan.
- Rau cần, nấm hương: Không chỉ có mặt trong các bữa cơm với vai trò là một món canh ngon hay gia vị, rau cần, nấm hương còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu và gan, do đó rất thích hợp cho người bị gan nhiễm mỡ.
- Nhộng tằm: Nhộng tằm được sử dụng như một món ăn hay tán nhỏ thành bột để uống, giúp cải thiện chức năng gan và giảm mỡ máu.
- Các loại hoa quả, rau tươi khác: như rau muống, cải xanh, cải cúc, cà chua, cà rốt, măng cụt, dưa chuột, dưa gang, mướp, bí đao, … Các loại dầu như dầu dừa, dầu vừng, dầu lạc,…và các thực phẩm chế biến từ các loại đậu đỗ như đậu nành, đậu xanh, đậu đen.
Ngoài ra, việc kiểm soát các bệnh đi kèm ở một người bị gan nhiễm mỡ cũng vô cùng cần thiết. Một trong số những bệnh nguy cơ cao gây gan nhiễm mỡ là đái tháo đường. Cần kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường bằng các biện pháp sau:
- Chế độ ăn hợp lý, hạn chế đường bột, nước ngọt, nước có ga.
- Tăng cường tập luyện, vận động thể lực.
- Theo dõi chặt chẽ mức đường huyết. Mua máy đo đường huyết tại nhà ở đây.
- Dùng các thuốc trị đái tháo đường như metformin,…
Chế độ tập luyện, vận động cho người bị gan nhiễm mỡ
- Tăng cường vận động để giảm cân, hạn chế lượng mỡ thừa trong cơ thể.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày liên tục trong tuần
- Duy trì chế độ tập luyện đều đặn, ngay cả khi lượng mỡ gan đã về ổn định, bởi tập luyện và chế độ dinh dưỡng hợp lí không chỉ giúp kiểm soát gan nhiễm mỡ mà còn giúp phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ tái mắc sau này.
Tìm mua máy tập thể dục tại nhà ở đây.
- 7 triệu chứng viêm gan B nguy hiểm và dễ gây nhầm lẫn
- Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- 7 dấu hiệu của bệnh xơ gan cần chú ý để điều trị kịp thời
Hi vọng với các nội dung trên đã giúp các bạn có được những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị gan nhiễm mỡ. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác nữa nhé!