Theo các nghiên cứu tại Anh, số người mắc bệnh gout đã tăng gấp 10 lần từ năm 1975 đến năm 2005. Bệnh gout có chữa khỏi được không? Nguyên nhân gây bệnh gout là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các thắc mắc về căn bệnh này.
Những nguyên nhân gây bệnh gout
Bệnh gout thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Nam giới sau tuổi 30, uống nhiều bia rượu, sử dụng thường xuyên thực phẩm giàu đạm có nguy cơ mắc bệnh gout cao. Tuy nhiên, nữ giới cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này (khoảng 10%), trong đó, 90% phát bệnh sau tuổi mãn kinh. Bệnh có xu hướng tăng lên, không chỉ gặp ở các nước phát triển mà còn xuất hiện ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân gây bệnh gout có thể do giảm bài tiết acid uric, tăng sản xuất acid uric hoặc chế độ ăn nhiều purin.
Acid uric trong máu tăng (> 420 micromol/lít đối với nam, > 360 micromol/lít đối với nữ) dẫn đến các tinh thể urat lắng đọng trong các cơ quan, tổ chức (khớp, sụn, xương, nhu mô và ống thận, tổ chức dưới da,…) gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm khớp, viêm thận kẽ, hình thành hạt tophy,…
Giảm bài tiết acid uric cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh gout
Giảm bài tiết acid uric là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gout. Thận là cơ quan bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể, khi sự bài tiết này hoạt động không hiệu quả, mức acid uric trong máu sẽ tăng lên. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc các bệnh lý về thận.
Bệnh gout, bệnh thận mạn, tăng acid uric có liên quan mật thiết với nhau. Khoảng 70% bệnh nhân gout mắc kèm theo bệnh thận mạn giai đoạn 2-3. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát, huyết áp cao cũng có thể làm giảm chức năng thận. Nhiễm độc chì và một số loại thuốc như aspirin liều thấp dùng hằng ngày, thuốc lợi tiểu (thiazide), thuốc ức chế miễn dịch có thể gây tổn thương thận dẫn đến tình trạng giảm bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể.
Tăng sản xuất acid uric
Tăng sản xuất acid uric cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của tăng sản suất acid uric vẫn chưa được biết rõ. Nó có thể do sự bất thường của enzyme trong các bệnh như ung thư hạch, bệnh bạch cầu, chứng tan máu thiếu máu,… Ngoài ra, nó có thể xảy ra như là một tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị, do bất thường di truyền hoặc do béo phì.
Chế độ ăn nhiều purin
Purin là thành phần hóa học tự nhiên của AND và ARN. Một số purin được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều purin cũng là nguyên nhân gây bệnh gout. Trong cuộc sống, uống nhiều bia, rượu làm tăng nguy cơ bệnh gout. Bia là đồ uống giàu purin gây tăng acid uric và bệnh gout. Rượu tuy không phải đồ uống có chứa hàm lượng lớn purin, song uống nhiều rượu sẽ làm suy giảm chức năng hoạt động của gan, thận ảnh hưởng đến việc chuyển hóa acid uric trong cơ thể.
Một số thực phẩm đặc biệt có nhiều purin và có thể làm tăng độ acid uric trong máu. Những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: các loại nội tạng (thận, gan,…), thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt chó,…), các loại hải sản (cá mòi, cá cơm, cá trích,…), một số loại rau ( măng tây, súp lơ, nấm,…), bánh ngọt,… Uống một số loại trà như trà xanh, trà thảo dược có lợi cho người bệnh gout. Bạn có thể tìm mua trà xanh, trà thảo dược giải nhiệt hằng ngày tại đây!
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa trong cơ thể nên khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Bệnh thường phát hiện khi đã xuất hiện các cơn đau khớp lặp lại 1-2 lần trước đó hoặc các cơn đau gout cấp kéo dài khoảng 1-2 tuần. Do đó, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh gout.
Những nguyên nhân gây bệnh gout trên đây, phần nào giúp bạn tránh xa căn bệnh khó chịu này. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục hàng ngày, khám sức khỏe định kỳ để có được một sức khỏe tốt nhất.
Đừng quên tiếp tục ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác nhé!