Ước tính khoảng 7 triệu người Việt Nam đang phải chịu đựng những khó chịu và phiền toái của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mang lại mỗi ngày. Lối sống thiếu lành mạnh được cho là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phổ biến của căn bệnh này. Hiểu biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp phòng ngừa hoặc điều trị sớm nhất.
1. Thế nào là bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trong dạ dày liên tục và thường xuyên trào ngược lên thực quản. Tên tiếng Anh của bệnh này là Gastroesophageal Reflux Disease, hay viết tắt là GERD.
Còn thực quản là ống dẫn thức ăn từ khoang miệng xuống đến dạ dày. Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra chứng ợ nóng và các triệu chứng khác, đồng thời cũng có thể gây ra tổn thương trên niêm mạc mô.
2. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Ợ nóng: là cảm giác khó chịu phía sau xương ức, cảm giác như có một luồng chất lỏng nóng rát chảy qua. Nó có xu hướng trở nên tồi tệ hơn nếu bạn nằm xuống hoặc cúi xuống hay ngay cả sau khi ăn thức ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị trào ngược dạ dày đều gặp hiện tượng này, các triệu chứng khác có thể xảy ra như:
- Buồn nôn và nôn: Axit trào ngược từ dạ dày lên gây kích thích ở họng tạo ra cảm giác buồn nôn và nôn. Triệu chứng buồn nôn và nôn, có thể xảy vào sáng sớm khi vừa thức dậy, sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Nguồn: Internet). - Miệng tiết rất nhiều nước bọt: Tiết nhiều nước bọt ở miệng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nước bọt được tiết ra để trung hòa axit trong khoang miệng, họng.
- Đau tức ngực: Khi axit từ dạ dày bị đẩy lên, thực quản bị kích thích sẽ gây cảm giác đau thắt vùng ngực.
- Khó nuốt: Khó nuốt là cảm giác khi thực quản bị tổn thương cản trở quá trình vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày.
- Khàn họng và ho: Khản họng và ho là do axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản và vùng họng gây tình trạng viêm họng, ho hay khàn giọng.
Ngoài các triệu chứng kể trên, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như hôi miệng, viêm tai giữa tái phát, viêm phổi, hen suyễn, đầy bụng, khó tiêu,…
3. Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bị trào ngược dạ dày thỉnh thoảng là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, thường xảy ra do ăn quá nhiều, nằm sau khi ăn hoặc ăn một số loại thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày tái phát, được chẩn đoán là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Cần lưu ý tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, và nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.
Nhìn chung, trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng ở đáy thực quản mất khả năng co thắt bình thường, để cho thức ăn trào lên trên. Những đối tượng dễ mắc bệnh này là:
- Thừa cân hoặc béo phì do lớp mỡ tăng áp lực lên bụng
- Phụ nữ mang thai
- Người đang dùng các loại thuốc nhất định, bao gồm một số điều trị bệnh hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamin, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
- Người hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc
- Người bị thoát vị Hiatal (Thoát vị khe hoành), là hiện tượng phần trên của dạ dày bị kéo lên qua khe hở của cơ hoành. Từ đó các cơ của thực quản bị giảm áp lực và dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
4. Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể trở nên trầm trọng hơn và chuyển thành các tình trạng khác nếu không được điều trị kịp thời:
- Viêm thực quản: là tình trạng thực quản bị viêm nhiễm.
- Hẹp thực quản: cơ quan này bị hẹp lại làm thức ăn khó đi qua, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt khi ăn.
- Barrett thực quản: là tình trạng các tế bào lát mặt trong của thực quản thay đổi thành các tế bào niêm mạc ruột và có thể phát triển thành ung thư.
- Các vấn đề về hô hấp: Khi axit dạ dày trào ngược lên trên thực quản, trong quá trình hô hấp người bệnh có thể hít phải axit dạ dày vào phổi. Điều này có thể dẫn đến nhiều tình trạng như tức ngực, khản tiếng, hen suyễn, viêm đường hô hấp…
5. Phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản
Những thay đổi về lối sống và thói quen sinh hoạt có thể giúp giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Ăn lượng thức ăn vừa phải và tránh ăn quá nhiều, hạn chế ăn đồ chua cay nóng.
- Ngừng ăn 2 đến 3 giờ trước khi ngủ.
- Bỏ hoặc tránh hút thuốc.
- Nếu bạn bị thừa cân, giảm cân có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng của GERD.
- Không mặc quần áo bó sát vùng bụng.
- Ngủ nghiêng một chút với gối đầu hơi cao.
- Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày thực quản
6. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như đã nêu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời.
- Theo dõi độ pH và trở kháng thực quản
- Nội soi dạ dày
- Theo dõi độ pH thực quản bằng hệ thống Bravo không dây
- Đo vận động thực quản 24h
- Chụp X-quang đường tiêu hóa trên,…
Nội soi dạ dày là một trong những phương pháp phổ biến để chẩn đoán GERD (Nguồn: Internet).
7. Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản thường sẽ được điều trị bằng thuốc trước khi thử các phương pháp điều trị khác. Trong đó, phổ biến nhất là các nhóm thuốc sau:
Thuốc ức chế bơm proton là một trong những lựa chọn điều trị bằng dược phẩm chính cho những người bị GERD. Nó có tác dụng làm giảm lượng axit do dạ dày tạo ra.
Các nhóm thuốc khác:
- Thuốc kháng histamin H2: đây là một thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày
- Thuốc kháng axit: Những thuốc này làm trung hòa axit trong dạ dày bằng các hóa chất kiềm. Có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy và táo bón.
- Thuốc Prokinetics (thuốc tăng co bóp thực quản): Những thuốc này giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và lo lắng.
- Erythromycin (kháng sinh nhóm macrolide): là một loại thuốc cũng giúp làm trống dạ dày.
Đây chỉ là gợi ý một số nhóm thuốc Tây phổ biến dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp nhất.
8. Chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Bên cạnh tây dược, bạn cũng có thể tham khảo một số phương pháp chữa trị tại nhà bằng các thực phẩm gần gũi nhưng cũng có nhiều hiệu quả nhất định như:
- Mật ong: được biết đến như một thực phẩm có khả năng chống viêm cực kỳ hiệu quả, bởi trong mật ong có chứa một loại men đặc biệt. Men này giúp tạo ra chất có tác dụng diệt các vi trùng có hại trong dạ dày (như H.pylori). Bạn nên sử dụng mật ong kết hợp với nước ấm (và bột nghệ) vào mỗi sáng rất tốt cho sức khỏe và đẹp da. Tuyệt đối không dùng mật ong với nước nóng.
- Nghệ, tinh bột nghệ: trong nghệ có chứa curcumin có đặc tính kháng viêm rất hiệu quả. Bạn có thể dùng nghệ kết hợp với mật ong.
Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị dạ dày trào ngược tốt như nha đam, lá tía tô, gừng,…
9. Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày
Chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp bạn hạn chế bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể tham khảo danh sách các thực phẩm mà người mắc chứng trào ngược dạ dày nên và không nên ăn:
Thực phẩm không nên ăn: Đồ chiên, thức ăn nhanh, pizza, khoai tây chiên, ớt bột và hạt tiêu (trắng, đen, cayenne), các loại thịt béo như thịt xông khói và xúc xích, phô mai, nước sốt cà chua, cam quýt, sô cô la, bạc hà, đồ uống có ga,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, hạt diêm mạch và gạo lứt, các loại rau củ như khoai lang, cà rốt và củ cải đường, rau có màu xanh (bông cải xanh, đậu xanh, măng tây).
- Thực phẩm có tính kiềm: ví dụ như chuối, các loại dưa, bông cải trắng, thì là, các loại quả hạch.
- Thực phẩm chứa nhiều nước: rau cần tây, quả dưa chuột, rau diếp, dưa hấu, súp dựa trên nước dùng, trà thảo mộc.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề dưới đây:
Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản cực nguy hiểm nhưng ít ai biết đến
Trào ngược dạ dày : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
6 triệu chứng đau dạ dày cần nhận biết để phát hiện bệnh sớm
Đau dạ dày nên ăn gì để mau lành bệnh?
Trên đây là tổng quan về bệnh “trào ngược dạ dày thực quản”. Kinhnghiem360.edu.vn hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Mời bạn tiếp tục đón đọc nhiều thông tin hấp dẫn về sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn nhé!