Viêm gan B là bệnh nguy hiểm và có thể truyền nhiễm từ người sang người. Viêm gan B có thể ảnh hưởng rất nặng nề đến gan và huỷ hoại gan. Vậy lý do nào khiến bạn mắc phải căn bệnh này và làm thế nào để phòng ngừa viêm gan B? Cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh này là do một loại virus được gọi là HBV, chúng sẽ xâm nhập và phát triển trong cơ thể nếu người bệnh chưa được tiêm vắc-xin phòng viêm gan B.
Virus ủ bệnh trong khoảng 70 đến 75 ngày hoặc cũng có thể lâu hơn.
Viêm gan B có lây truyền không?
Câu trả lời là có, virus HBV xâm nhập vào cơ thể qua rất nhiều đường lây truyền, điển hình như các đường sau đây:
- Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B mà không sử dụng biện pháp an toàn.
- Lây truyền từ mẹ có tiền sử bị viêm gan B truyền sang con khi đang mang thai.
- Nhận truyền máu có chứa virus HBV vào cơ thể.
- Lây truyền qua các dụng cụ làm đẹp chưa được khử trùng sạch sẽ như: Dụng cụ xăm mày, xăm môi, xăm hình trên cơ thể, xỏ khuyên,…
- Tiếp xúc với người bị viêm gan B khi có vết thương hở.
- Sử dụng chung đồ dùng hằng ngày với người bị viêm gan B như: Bàn chải, dao cạo râu, dụng cụ cắt tỉa móng tay, móng chân,…
Tuy nhiên viêm gan B không thể lây qua đường ôm hôn, hắt hơi, ăn uống chung bát đũa. Chính vì vậy không nên kỳ thị người bệnh khiến họ cảm thấy tự ti.
Biện pháp phòng ngừa viêm gan B
Mỗi người đều phải cẩn trọng, nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh viêm gan B thì cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Trẻ em trong gia đình khi sinh ra đều phải được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B.
- Phụ nữ trong độ tuổi mang thai nên đi xét nghiệm HBsAg để xác định mình có đang mắc bệnh viêm gan B hay không.
- Bạn nên tiêm đủ 3 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B nếu chưa từng mắc bệnh, phòng ngừa bệnh ở hiện tại và cả tương lai để virus không thể xâm nhập vào cơ thể.
- Nếu bạn xét nghiệm HBsAg cho ra kết quả dương tính đúng trong thời điểm bạn đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai, cách tốt nhất là hãy đến các khoa truyền nhiễm của bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương hướng giải quyết thích hợp nhất.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Nên kiểm tra chính xác các xét nghiệm trước khi hiến máu cho người khác.
- Nếu phải chạm vào các vết thương, vết máu nên đeo găng tay để đảm bảo an toàn.
- Xăm đúng cách, đúng quy trình đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
- Không sử dụng bàn chải, dao cạo râu với người bệnh.
- Trước khi kết hôn, cả hai nên đi khám tổng quát.
Các biến chứng của bệnh viêm gan B
Một số biến chứng có thể ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến người bệnh như:
- Suy gan
- Xơ gan
- Ung thư gan
Lâu ngày khi tình trạng nặng hơn có thể lan sang các cơ quan khác như thận, các mạch máu gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh.
Điều trị bệnh viêm gan B như thế nào?
- Sử dụng thuốc interferon để tiêu diệt các virus gây ra viêm gan B, nhưng chúng cũng có một số tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, khó chịu trong người,…
- Thuốc ức chế virus làm chậm quá trình phát triển của virus gây bệnh viêm gan B.
- Ngoài ra, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các địa chỉ phòng khám uy tín để được khám và điều trị theo đúng tình trạng bệnh đang mắc phải.
Ai có nguy cơ cao mắc viêm gan B?
- Các y tá, bác sĩ thường xuyên tiếp xúc với máu và các vết thương của bệnh nhân.
- Người nghiện ma tuý.
- Người có quan hệ tình dục với nhiều người.
- Người có tiền sử bố hoặc mẹ mắc viêm gan B.
Cần làm gì khi bị nhiễm viêm gan B?
- Thường xuyên tập thể dục.
- Lạc quan, suy nghĩ tích cực.
- Chế độ ăn phải được điều chỉnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khám định kì.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế stress.
Tóm lại, viêm gan B có thể được điều trị bằng cách tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ từ việc uống thuốc cho đến sinh hoạt hằng ngày. Điều đó sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn không bị nặng hơn, không bị xơ gan, ung thư gan.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
- Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Bệnh viện Tâm Anh
- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới