Bệnh Whitmore: Vi khuẩn ăn thịt người?

Bệnh Whitmore hay còn được gọi là Melioidosis, là một bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người. Bệnh tiến triển nhanh, cấp tính, vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì thế nhiều người đồn nhau rằng đây là vi khuẩn “ăn thịt người”, thực hư thế nào, hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé.

Whitmore là bệnh gì? 

Whitmore là một bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi và nhiễm trùng máu. Trong trường hợp nặng nhất, Whitmore gây ra tổn thương suy nội tạng như gan, thận,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vi khuẩn này còn kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta lại khó lòng chống trả lại chúng một cách hiệu quả.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore hay nhầm với “vi khuẩn ăn thịt người” (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Trinh Thành Trung – viện trưởng viện vi sinh vật và công nghệ sinh học của Đại học Quốc Gia Hà Nội, khẳng định rằng vi khuẩn Whitmore không phải “vi khuẩn ăn thịt người”. Chúng chỉ gây viêm, áp xe ở các cơ quan trên cơ thể tương tự các bệnh truyền nhiễm khác.

Nguyên nhân gây bệnh Whitmore

Vi khuẩn Whitmore có tên khoa học chính xác là Burkholderia pseudomallei, được Trung tâm Kiểm Soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đưa vào danh sách nguy cơ “khủng bố sinh học” vì độ nguy hiểm quá cao. Tỷ lệ tử vong của bệnh này tương đối cao, rơi vào khoảng 40-60% bởi chẩn đoán bệnh khó khăn, trên lâm sàng dễ nhầm với các bệnh khác thường gặp hơn như lao phổi, áp xe các cơ quan nội tạng, …

Tổn thương da trong bệnh Whitmore (Nguồn: Internet)

Tại nơi xâm nhập của vi khuẩn Whitmore, chúng sẽ làm cho da ở đó nổi các mụn nước nhỏ, rồi dần tạo thành ổ mưng mủ lớn. Điều đặc biệt là khi điều trị, do vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh thông thường, thế nên nếu không được chẩn đoán xác định đúng bệnh, dùng đúng thuốc thì bệnh tiến triển rất nhanh và dẫn đến những hậu quả khó lường.

Whitmore có ở đâu? Cách thức lây lan của bệnh

Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm Whitmore thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất, nguồn nước bị ô nhiễm. Con người và động vật khi hít phải bụi bẩn, giọt nước nhiễm bẩn, hoặc ăn uống nguồn nước không đảm bảo an toàn. Đặc biệt vi khuẩn dễ xâm nhập qua da, niêm mạc khi đang có tổn thương và những người mắc bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, suy gan, suy thận,…

Ngoài con người, động vật cũng có thể nhiễm Whitmore như: cừu, dê, heo, ngựa, chó, mèo, gia súc, …

Con người mắc Whitmore có thể do tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm (Nguồn: Internet)

Theo báo cáo thống kê, Đông Nam Á và Australia là khu vực xuất hiện nhiều ca bệnh nhất. Ở Hoa Kỳ, chủ yếu người dân mắc bệnh khi có người nhập cư mang theo mầm bệnh đến đất nước họ. Các nước có tỷ lệ người nhiễm bệnh cao nhất như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Australia,…

Triệu chứng lâm sàng của bệnh Whitmore

  • Thời gian ủ bệnh: Trung bình bệnh sẽ ủ trong khoảng 9 ngày, còn có một vài trường hợp ngoại lệ, theo thống kê tính được thời gian ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày tùy thể trạng từng người.

Bệnh Whitmore chia làm 4 giai đoạn tiến triển bệnh như sau:

  • Nhiễm trùng cục bộ: Thời gian này da bệnh nhân sẽ có xuất hiện các nốt sẩn đỏ, mưng mủ áp xe da và loét da, các bọc nước lớn vỡ và gây đau đớn. Bệnh nhân đa phần sẽ sốt và đau cơ. Giai đoạn này diễn ra rất nhanh để chuyển sang giai đoạn kế tiếp.

    Da người bệnh khi mắc bệnh Whitmore (Nguồn: Internet)

  • Nhiễm trùng phổi: Đây là giai đoạn người bệnh mới bắt đầu đi khám và kiểm tra, vì vậy thường nhầm với viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ban đầu bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, chán ăn và đau nhức cơ liên tục, kéo dài. Đau ngực nhiều nhưng ho khan, nếu có đờm thì cũng không thấy dấu hiệu gì bất thường về màu sắc, tính chất, số lượng đờm. Tổn thương ở phổi có thể thấy trên phim X-quang là các đốm nhỏ, tương tự như trong bệnh lao phổi.

    Tổn thương cơ quan nội tạng do Whitmore (Nguồn: Internet)

  • Nhiễm trùng máu: Bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, suy thận, suy gan,… thường phần nhiều dẫn đến giai đoạn này. Biểu hiện trên lâm sàng là phản ứng sốc nhiễm trùng. Các triệu chứng diễn ra rầm rộ như sốt, nhức đầu, suy hô hấp, đau bụng, đau khớp, đau cơ,… Áp xe trong giai đoạn này có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên cơ thể, đáng quan ngại nhất ở gan, lách, tuyến tiền liệt,… làm cho bệnh ngày một nặng nề.
  • Nhiễm trùng toàn thân: Melioidosis tiến đến giai đoạn cuối cùng của mình, hình thành áp xe ở các cơ quan và trên khắp cơ thể. Tuy nhiên không nhất định liên quan tới nhiễm trùng huyết. Các cơ quan bị tổn thương như gan, phổi, lách, tuyến tiền liệt, … và hệ thống khớp, xương, nội tạng, hạch bạch huyết, da, niêm mạc hay não đều có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng ngoài sốt còn có sụt cân, đau ngực, đau dạ dày, đau cơ, đau khớp, đau đầu hoặc bị co giật, động kinh.

Bệnh Whitmore có tốc độ phát triển đáng sợ (Nguồn: Internet)

Các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Những người dễ mắc bệnh hơn người bình thường là những người đã mắc một hoặc nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận, ung thư, HIV, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) , …

Cách điều trị nếu mắc bệnh Whitmore

Khi được chẩn đoán là nhiễm Melioidosis, cần điều trị theo phác đồ thích hợp. Điều trị đa phần bằng các kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch trong vòng 10 – 14 ngày, sau đó sẽ có 3 – 6 tháng sử dụng kháng sinh bằng đường uống.

Một số kháng sinh đường tiêm có thể tham khảo như:

  • Ceftazidime dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 giờ
  • Meropenem dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 8 giờ

Có thể sử dụng kháng sinh tiêm (Nguồn: Internet)

Kết hợp với kháng sinh đường uống như:

  • Trimethoprim-sulfamethoxazole dùng 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ
  • Amoxicillin/acid clavulanic ( co-amoxiclav) dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 8 giờ

Kháng sinh uống có thể tham khảo sử dụng (Nguồn: Internet)

Lưu ý: Với những bệnh nhân dị ứng với Penicillin thì sử dụng kháng sinh khác theo phác độ điều trị thay thế.

Phòng ngừa bệnh Whitmore 

Ở những nơi đang có ổ dịch, tránh tiếp xúc với đất hoặc nước đã bị ô nhiễm vi khuẩn Melioidosis. Với bệnh nhân đang có vết thương ngoài da, hoặc người bệnh đái tháo đường, mắc bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore, vì vậy càng cần phải cẩn thận hơn nữa khi tiếp xúc với đất bẩn, ao tù nước đọng, …

Tránh tiếp xúc với đất, nước ô nhiễm (Nguồn: Internet)

Đối với các nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân, cần có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cách ly và phòng chống bệnh lây truyền như đeo mặt nạ, găng tay, mặc áo choàng, …

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn uống (Nguồn: Internet)

Đừng quên tiếp tục ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *