Hiện nay, tình trạng dịch bệnh COVID–19 ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt là tình trạng số ca mắc tăng mạnh, nhất là các tỉnh phía Nam. Điều này gây nên áp lực rất lớn lên hệ thống y tế. Vì vậy mà thay vì cách ly, điều trị, chăm sóc sức khỏe tại các khu cách ly hay trung tâm y tế, thì nhiều F0 cách ly tại nhà khi không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Như vậy để tránh rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng, mỗi người chúng ta hãy tự trang bị kiến thức trong cẩm nang tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe dành cho F0 cách ly tại nhà ngay bây giờ để hạn chế triệu chứng bệnh diễn biến nặng và bảo vệ tốt nhất tính mạng của chính mình.
Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu và nắm chắc cẩm nang tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe dành cho F0 cách ly tại nhà nhé!
1. Chuẩn bị khu vực riêng cho F0 cách ly tại nhà
Điều quan trọng nhất sau khi bạn phát hiện ra mình là F0 đó chính là chuẩn bị khu vực tự cách ly riêng trong gia đình mình. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh.
Chuẩn bị phòng cách ly: Bạn nên sử dụng một phòng riêng trong nhà mình, phòng có cửa sổ thông thoáng, nên sử dụng quạt để làm mát, không nên sử dụng điều hòa.
Chuẩn bị một số vật dụng cơ bản: Sau đây là một số vật dụng tối cần thiết cho F0 sử dụng trong phòng cách ly:
- Dung dịch khử khuẩn để rửa tay và sát trùng các bề mặt vật dụng. Bạn có thể mua dung dịch sát khuẩn tay tại đây
- Nước súc họng sát khuẩn: có thể dùng các dụng dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý nồng độ 0,9%. Bạn có thể mua nước súc họng sát khuẩn tại đây
- Khẩu trang y tế, nhiệt kế đo thân nhiệt, có thể mua thêm bộ đo huyết áp điện tử và máy kiểm tra nồng độ oxy trong máu để theo dõi tốt nhất. Bạn có thể mua máy đo oxy máu tại đây
- Một số loại thuốc thiết yếu (thuốc hạ sốt, Oresol, thuốc tiêu chảy, dầu gió, xịt mũi và một số loại thuốc nâng cao sức khỏe như vitamin C, B).
- Đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, bát đũa, ấm đun nước siêu tốc, bột giặt,…
- Thùng rác riêng có nắp đậy kín và có túi rác kèm theo.
2. Mở cửa sổ thông thoáng
Hãy mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng cho khu vực cách ly của bạn, đón ánh nắng trực tiếp vào nhà giúp khử khuẩn căn phòng.
3. Thường xuyên khử khuẩn
- Súc miệng, khử khuẩn họng ít nhất 4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý, nước sát khuẩn an toàn.
- Bạn nên thường xuyên dùng dung dịch khử khuẩn, xà phòng rửa sạch tay và các bề mặt tiếp xúc như: mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, các vật dụng mà bạn chạm vào,…
- Bạn nên tránh tối đa đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
4. Đeo khẩu trang thường xuyên
- Luôn đeo khẩu trang thường xuyên, chỉ không đeo khi ăn uống và vệ sinh cá nhân.
- Thay khẩu trang 2 lần/ngày, nên khử khuẩn trước khi tháo khẩu trang.
5. Uống nhiều nước – Nâng cao sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà
- Trong những ngày phát bệnh, bạn có thể sốt hoặc có một số triệu chứng khác khiến cho cơ thể bị mất nước. Vì vậy việc uống nhiều nước là rất cần thiết. Bạn nên uống đủ 1,5–2 lít nước/ngày.
- Hãy bổ sung nước hiệu quả bằng cách uống thêm Oresol hay các loại nước ép hoa quả giàu vitamin.
- Tránh các đồ uống có ga, nước ngọt, đồ uống chứa cồn.
6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý nâng cao sức khỏe
Ngay bây giờ Kinhnghiem360.edu.vn tư vấn giúp bạn chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe cho các F0 cách ly tại nhà. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!
- Điều đầu tiên, bạn cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, đa dạng trong mỗi bữa ăn để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
- Đảm bảo 3 bữa chính mỗi ngày, có thể thêm 1-3 bữa phụ.
- Đảm bảo lượng đạm (protein): Chế độ ăn thiếu protein sẽ làm cơ thể giảm sản xuất kháng thể, khó chống lại virus. Bạn nên phối hợp nguồn đạm động vật (như thịt, cá, trứng, sữa) và đạm thực vật (các loại đậu, đậu phụ, nấm, các loại hạt,…)
- Hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ. Các đồ hộp, mì tôm, hay các thực phẩn chế biến sẵn khác chứa nhiều chất béo, đường, muối không tốt cho sức khỏe.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, các loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, A, B12, acid folic,…
- Bổ sung một số loại thực phẩm khác giúp tăng cường hệ miễn dịch: Thực phẩm chống oxy hóa chứa flavonoid (trà xanh, các loại dâu, cần tây, súp lơ xanh, cải xanh, táo, gừng, tỏi, nghệ, dầu đậu nành, các loại rau gia vị như húng, tía tô,…), thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi (sữa chua, sữa, phomat,…), thực phẩm giàu omega 3 (cá thu, cá hồi, cá ngừ,… có thể bổ sung thêm viên dầu cá chứa omega 3).
7. Chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày. Đi ngủ sớm trước 11h, ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe.
- Tránh căng thẳng, lo lắng thái quá. Tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực sẽ giúp cơ thể phục hồi tốt, nhanh chóng khỏi bệnh.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc.
8. Luyện tập thể dục, chủ động chăm sóc sức khỏe
- Luyện tập thể dục đều đặn tại nhà, cường độ vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Mỗi ngày tập luyện khoảng 30 phút.
- Một số bài tập dành cho bạn: Yoga, tập dưỡng sinh, một số bài tập vận động chân tay phù hợp,… giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
- Tập thể dục tại nhà đều đặn giúp bạn nâng cao sức khỏe (Ảnh: Internet).
- Tập hít thở sâu, đều 3 lần/ngày. Bạn nên tập bài tập: đi nhón mũi chân, hóp bụng, hít thở đều, ít nhất 30 phút mỗi ngày, bài tập này đã được chứng minh giúp phổi hô hấp tốt hơn.
9. F0 cách ly tại nhà nên theo dõi cơ thể liên tục
Sau đây Kinhnghiem360.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi nhiệt độ, mạch, nồng độ oxy máu trong cẩm nang tự theo dõi chăm sóc sức khỏe dành cho F0 cách ly tại nhà này.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể
- Hãy theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày bằng nhiệt kế. Nếu nhiệt độ của bạn trên 38,5 độ C có thể dùng paracetamol để hạ sốt.
- Liều dùng của paracetamol là 10-15 mg/kg trọng lượng cơ thể/lần. Mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4-6 tiếng. Tổng liều không sử dụng quá 2 gam/ngày.
Theo dõi mạch
- Bạn đặt 3 ngón tay như hình cho đến khi thấy mạch đập dưới 3 ngón tay.
- Đếm số mạch đập dưới ngón tay của bạn trong vòng 1 phút. Người bình thường sẽ có mạch 60-90 lần/phút. Nếu mạch trên 100 hoặc dưới 50 thì bạn nên gọi ngay cho nhân viên y tế.
Đo nồng độ oxy trong máu (SpO2)
- Bạn nên chuẩn bị trong nhà mình một máy đo độ bão hòa oxy trong máu (SpO2). Bạn kẹp dụng cụ vào một ngón tay như hình và tiến hành đo và ghi nhận lại kết quả.
- Nếu SpO2 từ 94% trở lên thì tiếp tục theo dõi 4-5 lần mỗi ngày để xem có ổn định không
- Nếu thấy khó thở và 90%
- Nếu SpO2
Theo dõi các triệu chứng trở nặng
Ngay khi bạn có những triệu chứng dưới đây hãy gọi ngay đến số 18001119 hoặc 1022 để nhận tư vấn giúp đỡ hoặc nhập viện cấp cứu:
- SpO2 giảm dưới 94%.
- Thở nhanh, đếm nhịp thở nhiều hơn 24 lần/phút.
- Đau thắt ngực, khó thở khi vận động hay kể cả khi đang nghỉ ngơi.
- Không nói được trọn câu.
- Nhận thức mơ hồ về thời gian, địa điểm.
- Sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt không đỡ.
- Da tái xanh, môi nhợt nhạt.
- Mệt mỏi nhiều, không thể tự sinh hoạt cá nhân như đi lại, cầm nắm đồ vật, ăn uống, v.v.
- Cảm thấy lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
Trên đây là toàn bộ nội dung cẩm nang tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe dành cho F0 cách ly tại nhà mà Kinhnghiem360.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hãy cùng nhau nâng cao sức khỏe, theo dõi sát tình trạng cơ thể để bảo vệ tốt nhất cho cơ thể của bạn, tránh để triệu chứng trở nặng và mau chóng khỏi bệnh nhé!
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy like, share đến những người thân yêu đang gặp tình trạng như bạn nhé!
Hãy đón xem Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích!