Theo một nghiên cứu của Mỹ, thịt đỏ và đường có thể là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng số ca ung thư đại trực tràng ở người dưới 50 tuổi.
Thịt đỏ và đường có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng
Những phát hiện này được đưa ra vào thời điểm mà tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng ở những người dưới 40 tuổi dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Căn bệnh này cũng được dự đoán là nguyên nhân số một gây tử vong do ung thư ở những người trẻ tuổi vào cuối thập kỷ.
Theo Daily Mail, nghiên cứu của Phòng khám Cleveland (Mỹ) phát hiện những người dưới 50 tuổi bị ung thư đại trực tràng có lượng citrate thấp hơn so với những người lớn tuổi. Đây là một hợp chất được tạo ra khi cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Citrate đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển khối u và tiến triển của ung thư đại tràng.
Sự khác biệt giữa thịt đỏ và thịt trắng
Sự khác biệt chính giữa màu đỏ và thịt màu đỏ là lượng myoglobin được tìm thấy trong cơ bắp động vật. Myoglobin là một protein trong mô cơ liên kết với oxy để có thể sử dụng làm năng lượng.
Trong thịt, myoglobin trở thành sắc tố chính chịu trách nhiệm cho màu sắc của nó, vì nó tạo ra tông màu đỏ tươi khi tiếp xúc với oxy. Thịt đỏ có hàm lượng myoglobin cao hơn thịt trắng, đó là những gì làm nổi bật màu sắc của chúng.
Tuy nhiên, có các yếu tố khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của thịt như tuổi động vật, loài, giới tính, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động. Ví dụ, cơ bắp được tập thể dục có nồng độ myoglobin cao hơn vì chúng cần nhiều oxy hơn để hoạt động. Điều này có nghĩa là thịt đến từ các loại động vật này sẽ màu đỏ tối hơn. Hơn nữa, phương pháp đóng gói và chế biến có thể dẫn đến sự thay đổi màu sắc của thịt.
Màu sắc bề mặt tối ưu nhất của thịt sống từ các loại như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và thịt bê phải lần lượt là màu đỏ anh đào, đỏ anh đào đậm, hồng xám và hồng
Nhóm tác giả cũng tìm thấy sự khác biệt trong cách những người trẻ tuổi phân hủy protein và carbohydrate của một số loại thực phẩm. Do đó, họ cho rằng lượng thịt đỏ và đường có thể liên quan đến mắc ung thư đại trực tràng ở độ tuổi trẻ hơn.
“Cách chúng ta sử dụng carbohydrate để tạo ra năng lượng; dùng protein và axit amin từ chế độ ăn uống thực sự có mối quan hệ rất chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh ung thư”, Tiến sĩ Suneel Kamath, bác sĩ chuyên khoa ung thư đường tiêu hóa và tác giả chính của nghiên cứu, thông tin.
Tiến sĩ Kamath cho biết đã có đủ bằng chứng cho thấy nên hạn chế thịt đỏ và đường trong chế độ ăn uống. “Chúng tôi biết đó là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng trong một thời gian dài”, Tiến sĩ Kamath nói.
Khảo sát bao gồm 170 bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, 66 người khởi phát bệnh khi còn trẻ (dưới 50 tuổi). Kết quả đã được trình bày vào đầu tháng 6 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ.
Nghiên cứu được đưa ra vào thời điểm số ca ung thư đại trực tràng đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Đó hiện là loại ung thư phổ biến và gây tử vong cao thứ ba ở Mỹ.
Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính, khoảng 153.000 ca ung thư đại trực tràng sẽ được phát hiện trong năm nay, trong đó có 19.500 ca dưới 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm 50-54 tuổi là 60 người trên 100.000 dân. Trong khi đó, con số này trong giai đoạn 1975-1979 là 40 người.
Triệu chứng bệnh bao gồm chán ăn, đầy bụng, táo bón, đi ngoài có máu, dễ bị nhầm lẫn với trĩ, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề tiêu hóa thông thường.
Một nghiên cứu khác gần đây cũng đã liên kết thịt đỏ và đường với tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các tác giả xem xét thói quen ăn uống của hơn 95.000 y tá. Kết quả cho thấy, những phụ nữ trưởng thành dùng đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao gấp đôi những phụ nữ không uống hoặc rất ít.
Ngoài ra, một đánh giá trên tạp chí Dịch tễ học châu Âu cho thấy tiêu thụ nhiều thịt đỏ liên quan đến ung thư đại trực tràng, vú và phổi.
- Lợi ích mà hạt đậu nành có thể làm được cho sức khoẻ: Bạn đã biết chưa?
- Sẽ ra sao nếu vô tình ăn phải thực phẩm bị mốc?
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!