Có thể các bạn không tin nhưng khi mới sinh ra, các bé sơ sinh không thể thở bằng miệng được đâu. Tuy nhiên, sau khi các bé được khoảng 6 tháng tuổi thì các nhà khoa học phát hiện ra rằng các bé có thể thở được bằng một cách khác: thở qua đường miệng. Mặc dù thở bằng miệng không khiến sức khỏe của chúng ta giảm sút một cách rõ rệt ngay lập tức, nhưng nếu duy trì trong thời gian dài thì cách thở bằng miệng thay vì mũi này có thể gây hại nhiều hơn chúng ta nghĩ đấy.
Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu xem tại sao chúng ta không nên cướp đi chức năng chính của mũi nhé.
1. Khuôn mặt bị thay đổi (theo chiều hướng xấu)
Nếu thở bằng miệng, sau một thời gian cấu trúc khuôn mặt sẽ bị thay đổi và vươn ra về phía trước, đồng thời xệ xuống phía dưới. Điều này sẽ dễ nhận ra hơn ở trẻ em vì khuôn mặt của các bé vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển. Hơn nữa khi chúng ta thở bằng miệng, phần xương hàm và má sẽ bị hẹp lại, và điều này lại dẫn đến thay đổi hình dáng của mũi.
Ngoài ra, khi thở bằng miệng có thể khiến lỗ mũi bị hẹp, môi trên và khớp cắn bị lệch về phía trước.
2. Lưng, vai, cổ bị còng xuống
Nếu chúng ta thở bằng miệng trong một thời gian dài, cơ thể sẽ vô thức nghiêng về phía trước, đầu và vai chùng xuống. Kết quả cuối cùng là phần lưng, vai, cổ bị còng xuống như khi đang ở trong tư thế thả lỏng người. Đây là cách cơ thể tự động điều chỉnh để mở rộng đường thở, nhưng nó không chỉ có ảnh hưởng xấu tới xương mà còn gây mất thẩm mỹ nữa.
3. Răng bị xô lệch
Thở bằng miệng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hàm răng của chúng ta. Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thích thở bằng miệng sẽ dễ bị răng khấp khểnh và bị lệch khớp cắn hơn những đứa trẻ khác, vị trí của môi và lưỡi cũng bị thay đổi. Điều này dễ khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc phát âm, ăn uống,…
Việc điều trị chỉnh răng sau này sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn, đặc biệt là khi chúng ta phải đeo niềng răng.
4. Khó ngủ hơn
Thở bằng miệng hấp thu được ít oxy hơn đi vào cơ thể, điều này khiến hầu hết các cơ quan bên trong cơ thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chúng ta còn dễ bị ngáy, thiếu oxy mãn tính và ngưng thở khi ngủ. Khó ngủ buổi tối sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời gian nghỉ ngơi, từ đó khiến chúng ta giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng tới học tập và phát triển cơ thể.
5. Dễ mắc các bệnh về răng miệng
Khi chúng ta thở bằng miệng sẽ khiến khoang miệng bị khô. Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng như viêm lợi, sâu răng do lượng nước bọt trong khoang miệng không đủ để rửa trôi vi khuẩn. Ảnh hưởng của khô miệng còn có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác như đau tai, viêm họng và viêm xoang.
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!