COVID-19 có gây teo não không? Làm cách nào để phòng tránh?

COVID-19 không chỉ tàn phá sức khỏe người bệnh trong ngắn hạn mà còn để lại nhiều di chứng nguy hiểm lâu dài ảnh hưởng tới nhiều cơ quan. Các nhà khoa học đã biết căn bệnh này có thể tác động tới hệ thần kinh, nhưng liệu COVID-19 có thể gây teo não không? Hãy cùng khám phá nhé!

Teo não là gì?

Teo não là khái niệm chỉ tình trạng mất các mô não, bao gồm các tế bào thần kinh được gọi là neuron cũng như mất các kết nối giữa chúng. Hiện tượng này có thể xảy ra với toàn bộ não hoặc chỉ một số phần nhất định.

Teo não có thể do nhiều nguyên nhân gây ra (Ảnh: Internet)

Các nguyên nhân thường gặp gây teo não bao gồm:

  • Chấn thương sọ não
  • Đột quỵ
  • Các bệnh thoái hóa não, ví dụ như sa sút trí tuệ và mất trí nhớ
  • Các bệnh truyền nhiễm gây viêm nặng, ví dụ như AIDS và viêm não
  • Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm hiểu xem COVID-19 có khả năng gây hiện tượng teo não hay không.

COVID-19 ảnh hưởng đến não như thế nào?

Một số người khi mắc COVID-19 có thể bị các triệu chứng kéo dài trong vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm sau khi hồi phục. Hiện tượng này thường được gọi là “COVID kéo dài”, được định nghĩa là những người gần đây đã mắc COVID-19 và có các triệu chứng mới, triệu chứng tái phát hoặc kéo dài liên tục ít nhất 4 tuần sau khi bắt đầu nhiễm virus.

COVID kéo dàiầnhr h đến nhiều cơ quan, kể cả bộ não (Ảnh: Internet)

Teo não là một trong những triệu chứng của COVID kéo dài và khiến nhiều nhà khoa học phải chú ý. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2022 đã so sánh hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) quét não của 785 người. Kết quả cho thấy có sự thay đổi của não trong 401 trường hợp có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Các thay đổi cụ thể bao gồm:

  • Giảm chất xám (lớp ngoài của não)
  • Tổn thương mô não ở các vùng liên quan đến cảm nhận mùi
  • Giảm kích thước não nói chung

Nghiên cứu cũng cho thấy những người có biểu hiện teo não có nguy cơ bị suy giảm nhận thức cao hơn. Tổn thương não xảy ra nhiều hơn ở các vùng cảm nhận mùi.

Các nhà khoa học cho rằng COVID-19 gây teo não có thể do phản ứng viêm hoặc virus tấn công trực tiếp vào các tế bào não. Một nghiên cứu khác cũng sử dụng phương pháp MRI để đánh giá tình trạng não của những người từng bị nhiễm COVID-19, kết quả đã tìm thấy tổn thương ở các mạch máu nhỏ trong não. Tuy nhiên hiện nay các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về ảnh hưởng của COVID-19 đối với não bộ do quy mô nghiên cứu nhỏ và nhiều yếu tố hạn chế khác.

Vẫn chưa thể kết luận rõ ràng về tác động của COVID-19 đối với não (Ảnh: Internet)

Nhiều nghiên cứu cho thấy COVID-19 có liên quan với hình thành cục máu đông trong cơ thể người bệnh, có thể là do tổn thương các mạch máu nhỏ trong não. Cục máu đông hình thành trong não cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã bị nhiễm COVID-19.

Cũng có nghiên cứu phát hiện rằng các protein trên bề mặt virus SARS-CoV-2 có thể gây độc cho các tế bào thần kinh trong não. Một nghiên cứu năm 2022 phát hiện có tổn thương não ở những bệnh nhân tử vong do các biến chứng liên quan đến COVID-19. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng những người đã hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 nếu có triệu chứng bất thường về thần kinh có thể là dấu hiệu của COVID kéo dài.

Các triệu chứng của COVID-19 gây ra cho não như thế nào?

COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi nặng đến mức cản trở các hoạt động thường ngày của người bệnh
  • Mệt mỏi nhiều hơn sau khi gắng sức về thể lực hoặc tinh thần
  • Khó tập trung, đầu óc mơ màng (triệu chứng “sương mù não”)
  • Chóng mặt
  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Đau đầu
  • Khó ngủ
  • Thay đổi cảm giác mùi vị

Teo não do COVID-19 có thể hồi phục được không?

Khả năng hồi phục tổn thương não tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó, ví dụ các chứng sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer thường ngày càng nặng hơn và không hồi phục. Trong một số trường hợp, các tổn thương của não có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.

Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc liệu các di chứng não của COVID-19, bao gồm cả teo não, có tồn tại vĩnh viễn hay không. Một số nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện chức năng não của người bệnh trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm COVID-19, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để xác định xem sự hồi phục này có phổ biến hay không.

Làm cách nào để ngăn ngừa teo não do COVID-19?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm COVID-19 cũng như các di chứng của nó là tiêm vaccine đầy đủ. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), tiêm ngừa cũng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi hiện tượng COVID kéo dài và các tác động của nó, kể cả teo não. Những người bị bệnh nặng khi nhiễm COVID-19 có nguy cơ gặp các triệu chứng kéo dài nhiều hơn, trong khi những người được tiêm vaccine có ít nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

Tiêm vaccine là cách đơn giản và hiệu quả giúp tránh mắc COVID-19 (Ảnh: Internet)

CDC cũng lưu ý rằng những người đã tiêm vaccine và không bị bệnh nặng vẫn có thể mắc COVID kéo dài, tuy nhiên tiêm vaccine là cách tốt nhất hiện nay để ngăn ngừa ảnh hưởng của COVID kéo dài.

Ngoài việc bảo vệ bản thân khỏi nhiễm COVID-19, bạn có thể áp dụng lối sống lành mạnh tốt cho não để ngăn ngừa tổn thương não và teo não nói chung. Các chuyên gia khuyến cáo những việc nên làm bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Kiểm soát huyết áp
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tích cực giao lưu hoạt động xã hội
  • Học thêm kiến thức mới để bộ não vận động thường xuyên
  • Tiếp tục thực hiện các sở thích và hoạt động mà bạn yêu thích

Những người không được tiêm vaccine có thể làm gì để ngăn ngừa COVID kéo dài và ảnh hưởng tới não?

Tiêm vaccine là cách tốt nhất để tránh mắc COVID-19 và COVID kéo dài, nhưng nếu bạn chưa được tiêm vaccine và bị mắc bệnh thì phải đợi đến khi hồi phục hoàn toàn mới được tiêm. Trong thời gian đó, bạn nên cố gắng giảm nguy cơ bệnh trở nặng bằng những biện pháp như nghỉ ngơi nhiều và nói chuyện với bác sĩ để được chăm sóc y tế cần thiết. Nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc có triệu chứng mới xuất hiện, hãy báo với bác sĩ hoặc tìm người hỗ trợ ngay.

Tổng kết

Teo não là một hậu quả lâu dài có thể xảy ra khi bị nhiễm COVID-19. Các nhà khoa học đang tìm hiểu tác động của COVID-19 đối với não bộ. Nếu bạn bị nhiễm COVID-19 cũng không có nghĩa là bạn sẽ bị di chứng não, nhưng tất cả mọi người đều nên phòng tránh nhiễm bệnh ngay từ đầu bằng cách tiêm vaccine.

Hiện tại không có xét nghiệm nào để xác định tình trrạng COVID kéo dài, nhưng nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng về thần kinh kéo dài 4 tuần sau thời điểm nhiễm bệnh thì hãy trao đổi với bác sĩ để được thắm khám và điều trị.

Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *