COVID-19 và vaccine có ảnh hưởng đến kinh nguyệt của nữ giới không?

COVID-19 là bệnh ở đường hô hấp nhưng cũng gây hại cho nhiều cơ quan khác của cơ thể như tim và não. Nhưng có nhiều người cho rằng COVID-19 làm thay đổi cả chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thậm chí vaccine ngừa bệnh này cũng có thể ảnh hưởng không tốt? Sự thật là như thế nào?

Bạn đang đọc: COVID-19 và vaccine có ảnh hưởng đến kinh nguyệt của nữ giới không?

Nhiều người tự thấy bị rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ đại dịch

Đại dịch COVID-19 không đơn giản chỉ là một bệnh hô hấp thông thường mà còn gây ra nhiều vấn đề stress cho con người, chẳng hạn như mất người thân, chuyển chỗ ở hoặc phá hỏng các mối quan hệ, thậm chí làm rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ.

COVID-19 gây stress nghiêm trọng (Ảnh: Internet).

Thời gian gần đây một số phụ nữ cho biết kinh nguyệt của mình bị rối loạn như kéo dài kỳ kinh, xuất huyết bất thường, thậm chí mất kinh. Theo một báo cáo đăng trên MedPage Today tháng 6/2020, hiện tượng này có thể xảy ra ở những phụ nữ bị nhiễm virus hoặc chỉ đơn giản là bị stress kéo dài do đại dịch.

Nhiều phụ nữ cũng nói rằng tiêm vaccine COVID-19 làm thay đổi kinh nguyệt của họ. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã tài trợ cho các nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ (nếu có) giữa vaccine ngừa COVID-19 và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó một nghiên cứu mới được công bố tháng 9/2021 trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) cho biết không tìm thấy mối liên hệ chính xác giữa 2 chuyện này.

COVID-19 gây rối loạn kinh nguyệt là do stress?

Bác sĩ sản phụ khoa Taraneh Shirazian tại Đại học New York nói rằng ảnh hưởng của COVID-19 đối với chu kỳ kinh nguyệt có thể giống với các bệnh nhiễm virus khác cũng như tình trạng stress kéo dài, đều có khả năng gây rối loạn kinh nguyệt. “Nếu bạn mắc COVID-19 thì đó là stress với cơ thể và stress nặng với trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA)”, đó là các cơ quan chủ chốt phản ứng với stress.

Trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận giúp cơ thể phản ứng với stress (Ảnh: Internet).

Khi cơ thể gặp stress, trục HPA kích thích giải phóng hormone cortisol để giúp cơ thể chuẩn bị đối mặt hoặc chạy trốn khỏi mối đe dọa. Khi bị stress liên tục, “nồng độ cortisol tăng lên có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ,” bác sĩ Shirazian nói. Ngoài ra stress kéo dài làm cho cơ thể bị kiệt sức và trục HPA bị ức chế, giảm sản xuất hormone FSH và LH của tuyến yên, kéo theo giảm estrogen và progesterone của buồng trứng.

Khi trục HPA bị ức chế hoàn toàn, phụ nữ có thể bị vô kinh. Nếu bị ức chế một phần có thể gây kinh nguyệt không đều hoặc ra máu bất thường. Theo bác sĩ Shirazian, triệu chứng cụ thể sẽ thay đổi tùy cơ thể của từng người.

Rối loạn kinh nguyệt do COVID-19 không phải là bất ngờ

Bác sĩ sản phụ khoa Lauren Streicher tại Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ) cho biết: “Điều quan trọng cần nhấn mạnh là: bất kỳ căn bệnh nào cũng có thể gây kinh nguyệt không đều”. Khi kết hợp giữa một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng (như COVID-19) với stress của đại dịch thì điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng giữa việc bị nhiễm bệnh so với stress, cái nào nhiều hơn.

Theo bác sĩ Streicher: “Về mặt sinh học, phụ nữ có kinh vì một lý do duy nhất: để mang thai.” Do đó sự rối loạn kinh nguyệt do COVID-19 có thể là cơ chế để bảo vệ cả người phụ nữ và đời con sau này, tuy nhiên đây chỉ là suy đoán.

Tìm hiểu thêm: Lá đinh lăng có tác dụng gì? Từ trẻ nhỏ đến bà bầu sau sinh đều nên dùng để tăng cường sức khỏe!

Căng thẳng do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt (Ảnh: Internet).

Không chỉ làm tăng hormone cortisol dẫn đến thay đổi kinh nguyệt, stress cũng có thể ảnh hưởng tới lối sống và thói quen của con người và từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Bác sĩ Shirazian lưu ý rằng nếu phụ nữ ít vận động hơn hoặc tăng cân trong thời gian đại dịch có thể bị rối loạn kinh nguyệt như trễ kinh, các kỳ kinh cách nhau xa hơn hoặc thời gian chảy máu lâu hơn.

Thực tế bất kỳ tình huống căng thẳng nào cũng có thể làm thay đổi nồng độ hormone và kinh nguyệt không đều, theo bác sĩ Streicher. “Chủ yếu là do sự rụng trứng không xảy ra.”

Vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Tiến sĩ Victoria Male tại Đại học Hoàng gia London (Anh) đã nghiên cứu những người có ghi chép về chu kỳ kinh nguyệt và ngày tiêm vaccine, nhằm tìm hiểu tác động của vaccine COVID-19 đối với kinh nguyệt. Nhưng kết quả là không tìm thấy mối liên hệ.

Không có bằng chứng vaccine ảnh hưởng đến kinh nguyệt (Ảnh: Internet).

Tiến sĩ Male nói rằng có vài lý do dẫn đến thay đổi kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine. “Ví dụ chúng ta biết rằng hệ miễn dịch liên lạc với các hormone sinh dục, và hormone sinh dục sẽ điều khiển chu kỳ kinh nguyệt.” Tuy nhiên trên thực tế phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai chứa hormone ngoại sinh cũng bị thay đổi kinh nguyệt tương tự như những người khác.

Một số bệnh có thể làm rối loạn kinh nguyệt nhiều hơn

Tiến sĩ Male nói: “Chúng tôi đã nhận thấy những người trước đó đã được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung hoặc PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) có nhiều khả năng phát hiện sự thay đổi về chu kỳ hơn so với những người không có các chẩn đoán này. Điều đó có thể gợi ý rằng: ở một số người vốn đã dễ bị rối loạn chu kỳ, vaccine có thể gây tác động.”

Virus và vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Tiến sĩ Male không phát hiện thấy ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. “Kể cả nếu có ảnh hưởng đến chu kỳ – mà chúng tôi không thể tìm thấy bằng chứng ở hầu hết mọi người – thì nó dường như không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản.” Thậm chí trong số những người được nghiên cứu đã có 36 người mang thai trong chu kỳ mà họ được tiêm vaccine hoặc chu kỳ tiếp sau đó.

Làm cách nào để điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Dù đã mắc COVID-19 hay được tiêm vaccine, nếu bạn thấy kinh nguyệt thay đổi trong thời gian đại dịch thì bước đầu tiên là kiểm tra xem có mang thai hay không. Nếu chắc chắn rằng không có thai và “trễ kinh một hoặc hai tháng nhưng bạn vẫn cảm thấy ổn, thì đó không phải là điều đáng lo ngại,” bác sĩ Streicher nói.

>>>>>Xem thêm: 7 nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện bệnh máu nhiễm mỡ

Khi bị rối loạn kinh nguyệt phải kiểm tra ngay có thai hay không (Ảnh: Internet).

Thay đổi kinh nguyệt có thể là do stress hoặc thay đổi lối sống trong đại dịch. Dù sao bạn vẫn nên nói với bác sĩ sản phụ khoa khi đi khám. Theo bác sĩ Streicher, hầu hết các báo cáo về kinh nguyệt bất thường khi bị nhiễm COVID đều là không đúng. Không có nghiên cứu nào phát hiện thay đổi kinh nguyệt ngoài dự đoán, và có thể yên tâm rằng chu kỳ sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tháng.

Liên hiệp Sản phụ khoa Quốc tế đã đưa ra tuyên bố rằng “không có lý do gì để nghĩ rằng SARS-CoV-2 có bất kỳ tác động nào đến việc xuất huyết tử cung bất thường ở bất kỳ dạng nào, bao gồm các triệu chứng chảy máu kinh nhiều và/hoặc không đều.” Do đó hãy tìm đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và trấn an, đừng tự gây thêm stress cho mình.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của Kinhnghiem360.edu.vn:

    Hãy đón xem Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị bạn nhé!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *