Đau bụng dưới ở giữa có thể do bệnh gì gây ra?

Đau bụng dưới ở giữa là vị trí đau rất thường gặp và nhiều người nghĩ chỉ cần xoa dầu sẽ đỡ mà không tìm hiểu nguyên nhân. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu để biết cơn đau bụng như vậy có thể do bệnh gì gây ra nhé!

1. Đau bụng dưới ở giữa báo hiệu chu kì kinh nguyệt

Khi đến chu kì kinh nguyệt, mỗi người sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó đau bụng là triệu chứng điển hình hay gặp nhất. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, kéo dài vài tiếng hay vài ngày tùy cơ địa, đau bụng dưới ở giữa, đặc biệt đau nhiều vào những ngày đầu.

Đau bụng dưới ở giữa có thể báo hiệu chu kì kinh nguyệt (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân xuất hiện cơn đau được biết đến do sự co thắt cơ tử cung để đẩy những tế bào của nội mạc, noãn không thụ tinh ra ngoài. Những ngày nay chị em phụ nữ cần chú ý vệ sinh và chăm sóc cơ thể chu đáo hơn nhé!

2. Đau bụng dưới ở giữa có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh gây nên do nhiễm khuẩn và khởi phát tại hệ tiết niệu. Theo thống kê cho thấy tỉ lệ mắc căn bệnh này ở nữ cao hơn nam và nguyên nhân được giải thích do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn so với nam giới.

Nữ nhiễm trùng tiết niệu nhiều hơn nam (Nguồn: Internet).

Bệnh thường gây đau bụng dưới ở giữa hoặc đau ở thắt lưng, hai bên mạn sườn. Người bệnh sẽ có triệu chứng của hội chứng kích thích bàng quang như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són. Các triệu chứng kèm theo có thể là sốt không rõ nguyên nhân, nôn và buồn nôn, tiêu chảy. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng thận nếu không điều trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn trên thận (Nguồn: Internet).

3. Đau bụng dưới ở giữa có thể do viêm ruột thừa

Ruột thừa là một túi hình ngón tay vị trí thuộc vùng hố chậu phải. Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị tắc nghẽn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào thành ruột. Đây là bệnh cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng như vỡ ruột thừa, áp xe, viêm phúc mạc.

Đau ruột thừa cần can thiệp ngoại khoa (Nguồn: Internet).

Các dấu hiệu phổ biến nhất báo hiệu viêm ruột thừa là đau bụng vùng hố chậu phải, cảm giác có thể lan tới vùng quanh rốn, sốt do phản ứng viêm, nôn và buồn nôn nhiều.

4. Đau bụng dưới ở giữa có thể do viêm đại tràng

Trên giải phẫu, đại tràng là đoạn cuối cùng của đường tiêu hóa, nơi chứa chất thải và phânViêm đại tràng có thể xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi, đặc biệt hay gặp ở những người uống rượu bia, ăn đồ cay nóng nhiều.

Viêm đại tràng có biểu hiện đau bụng dưới (Nguồn: Internet).

Người bị bệnh viêm loét đại tràng thường gặp các dấu hiệu sau: Đau ở bên trái hoặc đau bụng dưới ở giữa bụng, cảm giác đầy bụng khó tiêu, có thể táo bón kèm tiêu chảy, đi ngoài phân lẫn máu nhiều hoặc ít. Trường hợp nặng người bệnh sẽ mệt mỏi, sốt cao không rõ nguyên nhân nhân, biểu hiện thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt.

5. Đau bụng dưới ở giữa do viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một nhiễm trùng và viêm cơ quan vùng chậu ở phụ nữ bao gồm tử cung, vòi dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung. Đây là một bệnh rất hay gặp mà nguyên nhân do lây lan qua đường sinh dục.

Viêm vùng chậu thường hay gặp ở nữ giới (Nguồn: Internet).

Ở nhiều người, bệnh không biểu hiện bất kì triệu chứng nào, tuy nhiên cũng có trường hợp mang dấu hiệu cảnh báo như đau đớn trong khi quan hệ tình dục, sốt không rõ nguyên nhân, đau khi tiểu tiện, xuất huyết cơ quan sinh dục. Trong những trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng hoặc dẫn tới vô sinh.

Nên đi khám bác sĩ nếu đau bụng nhiều (Nguồn: Internet).

Khi đau bụng nhiều, đau bụng kéo dài, đau dữ dội mà không chắc chắn nguyên nhân, bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

  • Hay đau bụng đi ngoài cảnh báo bệnh gì?
  • Lỗ rốn bị đau cảnh báo 5 căn bệnh nghiêm trọng
  • 5 điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em để phòng tránh, điều trị tốt nhất

Kinhnghiem360.edu.vn vừa giới thiệu tới độc giả những nguyên nhân có thể dẫn tới biểu hiện đau bụng dưới ở giữa. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để có thể cập nhật nhiều thông tin mới nữa nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *