Tự kỷ thường gặp ở trẻ khoảng 3 tuổi đổ lại và có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ nếu không có biện pháp can thiệp. Điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng trẻ tự kỷ ngày càng nhiều. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết chứng tự kỷ? Cùng tìm hiểu nhé!
Định nghĩa về chứng tự kỷ
Tự kỷ được biết đến là một tình trạng rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và trí tuệ. Tự kỷ gây khó khăn về hoạt động xã hội, giao tiếp, sở thích, kém tương tác trong cuộc sống hàng ngày, muốn thu hẹp bản thân, không muốn tham gia các hoạt động cùng người khác, thích một mình.
Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thường xuyên lặp đi lặp lại hoặc thấy trẻ có những biểu hiện lạ, ba mẹ cần có biện pháp can thiệp để phòng ngừa chứng tự kỷ nặng hơn và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gì khiến trẻ mắc tự kỷ?
Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến cho trẻ mắc tự kỷ. Hầu hết những trẻ gặp phải tình trạng này là do di truyền hoặc một số tác động từ môi trường sống.
Tỷ lệ mắc tự kỷ nhiều hơn ở nữ, có thể do nguyên nhân liên quan đến nhiễm sắc thể X gây ra rối loạn thần kinh. Hiện chưa có loại vắc xin hay thuốc nào có thể điều trị được tình trạng này.
Dấu hiệu của tự kỷ như thế nào?
Khả năng tương tác với xã hội kém
Những phản xạ của trẻ diễn ra rất chậm, kém hơn những đứa trẻ khác, điển hình như trẻ không biết gật đầu hoặc lắc đầu khi hỏi, không biết chìa tay xin hay chỉ tay về một vật mà mình muốn nhờ lấy, trẻ không tập trung, hướng dẫn trẻ khó khăn.
Ngoài ra, trẻ không tương tác hay tham gia cùng các bạn đồng trang lứa ở trường lớp, không phản xạ nhanh với những tình huống diễn ra xung quanh, không quan tâm đến người khác và cũng không đáp trả lại tình cảm của người khác giống như những đứa trẻ bình thường.
Vấn đề giao tiếp bị hạn chế
- Trẻ thường xuyên có dấu hiệu nhại lại lời người khác, học thuộc lòng từng câu từng chữ trong các bài quảng cáo và video mà trẻ xem.
- Trẻ bị chậm nói, phát âm không rõ ràng so với những bạn cùng trang lứa.
- Khi cần thiết trẻ mới nói.
- Không biết hỏi cũng không biết trao đổi thông tin, kể chuyện, nói chuyện cho người khác nghe, chỉ biết trả lời thụ động, không có cảm xúc trên gương mặt khi nói chuyện.
- Những hoạt động của trẻ đều khác hẳn so với những trẻ cùng trang lứa.
- Hành vi của trẻ khác thường
- Trẻ có những dấu hiệu: Đờ đẫn, luôn trong tư thế lắc lư người, thường xuyên nhìn vào tay và quay người theo hình tròn.
Ngoài ra trẻ còn có một số biểu hiện bất thường như: Quan sát rất lâu vào một vật gì đó, luôn có thói quen bấm tivi, máy tính, điện thoại, nằm một chỗ, luôn thích một mình, thay đổi vị trí các đồ dùng hàng ngày.
Trẻ có dấu hiệu tăng động, luôn sợ hãi, lo lắng, ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn, sở thích thay đổi, luôn muốn ăn duy nhất một món ăn, mắc trứng rối loạn cảm giác và luôn muốn được an toàn, sợ hãi mọi thứ xung quanh.
Cần làm gì nếu nghi ngờ trẻ mắc tự kỷ?
- Nên cho trẻ đi khám tai, mũi, họng nếu nghi ngờ trẻ không nghe hay không nói được, biểu hiện qua việc trẻ không có phản xạ với mọi thứ xung quanh.
- Làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng của trẻ.
- Làm một số bài test để biết trẻ có đang mắc chứng tự kỷ hay không.
- Dành nhiều thời gian cho trẻ cũng như đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tinh thần trẻ được ổn định hơn, tránh làm cho tình trạng thêm nặng.
- Stress có thể làm hại tim mạch ghê gớm đến thế nào? Và nên làm gì để tránh tác hại đó?
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo: Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống