Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, phát sinh nhiều bệnh lý về tai mũi họng. Vậy bệnh viêm tai giữa là gì? Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Các bạn hãy cùng Bloganchoi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu rõ viêm tai giữa gây tổn thương thế nào, đầu tiên chúng ta sẽ cần hiểu giải phẫu cơ bản của tai.
Về cấu trúc, tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi nghe, âm thanh được truyền từ không khí tới loa ngoài, hay còn gọi là loa tai – phần nhìn thấy được của tai. Sau đó sóng âm thanh truyền từ loa tai vào tai giữa qua ống tai. Tai giữa gồm màng nhĩ và 3 xương nhỏ, màng nhĩ rung, các xương nhỏ khuếch đại âm thanh và truyền chúng tới tai trong. Tai trong chuyển các rung động thành các tín hiệu nhất định và chuyển tới dây thần kinh thính giác kết nối với não bộ. Từ đó ta có thể cảm nhận và phân biệt được các tín hiệu âm thanh.
Tai giữa cần có áp suất như môi trường bên ngoài thì mới đảm bảo hoạt động bình thường, điều này được thực hiện thông qua vai trò của vòi Ot tat- một ống nhỏ nối tai giữa với phần sau của cổ họng nằm ở sau mũi.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm ở vùng tai giữa. Có nhiều dạng viêm khác nhau nhưng thường được lưu ý nhất là viêm tai giữa cấp – có dịch, mủ tích tụ trong tai giữa gây đau, đỏ màng nhĩ và sốt.
Bên cạnh viêm tai giữa cấp còn có viêm tai giữa mạn tính tự nhiên hoặc có dịch tạm thời trong tai giữa và không nhiễm khuẩn. Việc phân biệt các dạng viêm tai giữa khác nhau giúp hỗ trợ và xác định cách thức điều trị, bởi không phải tất cả các dạng viêm tai giữa đều khuyến cáo sử dụng kháng sinh.
Nguyên nhân viêm tai giữa
Trẻ thường mắc viêm tai giữa bởi một số nguyên nhân sau:
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm khuẩn và bị các bệnh viêm nhiễm.
- Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, vòi Ot-tat ở trẻ ngắn và nằm ngang hơn so với ở người lớn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus thâm nhập vào tai giữa dễ dàng. Vòi này của trẻ cũng hẹp và mềm hơn, do đó dễ bịt kín, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng, biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như viêm, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang…
- Một số yếu tố nguy cơ khác gây viêm tai giữa ở trẻ em: tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình và đi nhà trẻ. Bé trai thường mắc bệnh nhiều hơn so với bé gái. Bệnh cũng thường xuyên xảy ra hơn vào mùa đông, khi các bệnh lý viêm nhiễm mũi họng, hô hấp xảy ra nhiều hơn.
12 Dấu hiệu viêm tai giữa phụ huynh cần chú ý
Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có các biểu hiện như:
- Triệu chứng cảm: nhiễm trùng tai gần như luôn đi sau chứng cảm cúm, nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.
- Quấy khóc cả ban ngày lẫn đêm
- Trẻ không nghe được hoặc kêu đau ở tai
- Thức giấc về đêm nhiều, trằn trọc, khó ngủ
- Ngại, không muốn nằm xuống
- Sốt, nhưng không cao, có thể không có sốt
- Đột nhiên quấy khóc nhiều hơn trong đợt cảm
- Có dịch chảy ra từ tai, có thể là máu hoặc mủ, là biểu hiện của nhiễm trùng tai kèm theo rách màng nhĩ. Trong trường hợp này, các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, bởi các vết rách này hoàn toàn có thể liền lại được và trẻ sẽ có cảm giác bớt đau hơn khi màng nhĩ rách.
- Chán ăn, ăn không ngon
- Nôn mửa, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt, thường gặp trong viêm cấp
- Đau tai, đau đầu, giảm thính lực, đáp ứng kém với âm thanh yếu, bật to TV, đài,…hơn khi sử dụng, nói to hơn, dễ mất tập trung hơn. Tình trạng giảm thính lực xuất hiện do các dịch tiết tụ lại trong tai giữa, ép vào màng nhĩ, khiến màng dao động không bình thường. Dịch cũng làm tắc vòi Ot – tat làm ù tai.
- Do viêm tai giữa liên quan đến các bệnh đường hô hấp trên, nên có thể có thêm các biểu hiện như ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi
Trường hợp trẻ ít có khả năng bị nhiễm trùng:
- Không có dấu hiệu cảm: nếu trẻ có một vài biểu hiện bên trên, nhưng không có dấu hiệu cảm, thì khả năng trẻ bị nhiễm trùng tại là rất thấp, trừ khi trẻ đã từng bị nhiễm trùng tai không kèm biểu hiện cảm trước đó.
- Kéo tai hay vỗ vào tai mình ở trẻ dưới 1 tuổi: ở độ tuổi này, trẻ chưa có khả năng nhận biết chính xác vị trí đau tai và không thể chỉ ra ị trí đau: đau xuất phát từ tai hay vùng cạnh tai. Trẻ kéo hay vỗ tai vì 2 nguyên nhân: mọc răng (Khi răng đau bé nghĩ đau xuất phát từ tai) và tò mò (trẻ thường có ấn tượng mạnh với bộ phận kỳ lạ dính vào đầu mình, thích khám phá, nghịch tai và thích nhét ngón tay vào lỗ tai).
- Không kêu đau tai
Cách điều trị viêm tai giữa
Thông thường viêm tai giữa có thể tự khỏi, nếu thấy tình trạng của trẻ nặng hơn, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ nhỏ giúp nhìn rõ màng nhĩ gọi là ống soi tai . Hiện tại không có phương pháp duy nhất điều trị cho tất cả các loại viêm tai giữa, để quyết định cách điều trị, bác sĩ cần xem xét các yếu tố:
- Dạng viêm tai và mức độ nghiêm trọng của viêm
- Số lần bị viêm tai
- Thời gian viêm, đợt viêm mới kéo dài bao lâu
- Độ tuổi của trẻ
- Yếu tố nguy cơ trẻ có thể gặp phải
- Mức độ ảnh hưởng tới thính giác của trẻ
Nếu sử dụng kháng sinh thì liệu trình tối đa là sử dụng là 10 ngày, với những trẻ từ 6 tuổi trở lên bị viêm nhẹ hoặc trung bình, chỉ nên dùng một liều kháng sinh từ 5-7 ngày.
Tìm mua đèn soi tai mũi họng tiện dùng tại đây.
Phòng ngừa viêm tai giữa
Nhiễm trùng tai có khả năng lây lan hay không? Vi khuẩn bên trong tai gây nhiễm trùng thì không lây lan, nhưng virus gây cảm cúm dẫn tới nhiễm trùng tai thì có thể lây lan. Thông thường, nhiễm trùng tai xuất hiện 1 tuần sau cảm thì trẻ không còn là nguồn lây nữa.
Có thể phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác, nhất là những trẻ đang bị viêm nhiễm, mắc các bệnh đường hô hấp trên, bị cảm lạnh
- Giữ ấm cho trẻ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên. Tìm mua bông tai sạch để vệ sinh cho bé.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay sạch (cả trẻ và cha mẹ), để hạn chế nguy cơ truyền bệnh
- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng, giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các đợt viêm tai từ sớm. Khi cho trẻ bú bình, nên cho trẻ bú ở tư thế ngồi, đặt bình ở góc nghiêng vừa phải, tránh để sữa đổ chảy vào tai trẻ.
- Tiêm vacxin. Trẻ được tiêm vacxin có thể tránh các bệnh liên quan đến phế cầu, cúm, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp
- Không tiếp xúc với thuốc lá
Với bài viết trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng đã đưa tới những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về viêm tai giữa ở trẻ em cũng như dấu hiệu nhận biết và các phòng bệnh hiệu quả.
Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!