Dinh dưỡng cho người mắc bệnh suy tim cần lưu ý điều gì?

Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng cho nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. Cùng xem hết bài viết này với Kinhnghiem360.edu.vn để biết cần lưu ý gì trong dinh dưỡng của bệnh suy tim nhé các bạn!

Bạn đang đọc: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh suy tim cần lưu ý điều gì?

Các biểu hiện khi mắc bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, có thể bắt đầu đột ngột hoặc phát triển dần dần trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Các triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là:

  • Khó thở: Có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh hoạt động hoặc nghỉ ngơi; nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm khiến người bệnh thức dậy.
  • Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu sức trong hầu hết thời gian.
  • Sưng chân và mắt cá chân: Do tình trạng tích nước, có thể nhẹ vào buổi sáng và nặng hơn vào cuối ngày.

Phân độ suy tim theo NYHA

Phân độ Đặc điểm
Độ I Vận động thông thường không làm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng như: Mệt, khó thở, hồi hộp, đau ngực
Độ II Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân vận động thông thường
Độ III Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân vận động nhẹ và biến mất khi nghỉ ngơi
Độ IV Triệu chứng xuất hiện ngay khi bệnh nhân nghỉ ngơi

Tim bình thường so với suy tim (Nguồn: Internet)

Bổ sung Omega 3 là liệu pháp điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân suy tim phân độ II – IV theo NYHA, suy tim tâm thu và tâm trương, trừ khi có chống chỉ định, để giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện vì bệnh tim mạch.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim

  • Năng lượng: Cung cấp đầy đủ năng lượng để phòng ngừa béo phì và suy dinh dưỡng với mức năng lượng khuyến nghị là 25 – 35kcal/kg/ngày
  • Protein: 1 – 1.2g/kg/ngày
  • Lipid: 15 – 20% tổng năng lượng

Tìm hiểu thêm: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu hạn chế ăn đường trong 15 ngày?

Thực phẩm giàu chất béo tốt (Nguồn: Internet)

  • Lượng chất lỏng phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng như: Phù, mệt, thở ngắn,… và giá trị điện giải đồ. Nhu cầu dịch có thể được tính theo công thức sau: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, ói, tiêu chảy,…) + 300 – 500ml nước mất không nhận biết qua mồ hôi, hơi thở.
  • Kali: 4000 – 5000mg/ngày, lưu ý một vài thuốc lợi tiểu làm tăng bài tiết Kali
  • Natri

Hướng dẫn thực hiện chế độ ăn hạn chế Na

  • Nêm rất nhạt (khoảng ¼ muỗng cà phê muối/ngày) trong quá trình nấu nướng
  • Không chấm thêm muối hoặc các gia vị chứa muối khác như: Nước mắm, nước tương, tương ớt, tương cà,… trên bàn ăn
  • Không sử dụng thực phẩm được chế biến với nhiều muối như dưa cải muối, cà muối, mắm, thực phẩm chế biến sẵn,…

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân suy tim

  • Khi tăng cường thực phẩm giàu Kali cho bệnh nhân suy tim mạn cần lưu ý về chức năng thận và ion đồ. Các thực phẩm giàu Kali như: Trái cây khô, các loại đậu, khoai tây, bí đỏ, rau xanh, trái bơ, chuối, cam,…
  • Chế độ ăn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy tim như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…

>>>>>Xem thêm: 11 loại thực phẩm giàu carb có nhiều lợi ích cực kì tốt cho sức khỏe

Fortimel Compact Protein (Nguồn: Internet)

  • Khi triệu chứng làm ảnh hưởng đến khối lượng thực phẩm ăn vào thì chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên sử dụng các thực phẩm cao năng lượng như sữa Ensure Plus Advance, Forticare, Fortimel Compact Protein, Prosure,…

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

  • Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường giúp người bệnh giảm triệu chứng và tránh biến chứng

Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Tài liệu tham khảo:

  1. Viện Dinh Dưỡng (2019). Dinh dưỡng điều trị bệnh suy tim. Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 161 – 171.
  2. Bộ Y tế (2015). Dinh dưỡng trong bệnh suy tim. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 107 – 114.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *