Đường thốt nốt là gì? Đường thốt nốt hay đường tinh luyện tốt cho sức khỏe hơn?

Đường thốt nốt là một chất làm ngọt tự nhiên chưa qua tinh chế, được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và châu Phi. Nó được chế biến bằng phương pháp chưng cất nước ép của cây cọ hoặc cây mía. Ngày càng có nhiều người lựa chọn đường thốt nốt để thay thế cho đường tinh luyện, đặc biệt đây là loại đường phổ biến nhất ở Ấn Độ.

Ở một số nơi người dân coi nó như một loại siêu thực phẩm vì có nhiều vitamin, khoáng chất, đồng thời hàm lượng đường sucrose cũng thấp hơn đường mía thông thường. Mặc dù vậy, đường thốt nốt về cơ bản vẫn là “đường”, chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Nếu vẫn còn đang băn khoăn về loại đường này, hãy để Kinhnghiem360.edu.vn giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Đường thốt nốt là gì?

Không giống như đường mía tinh luyện có kết cấu dạng hạt, đường thốt nốt thường được tạo thành một khối bán rắn. Các khối đường thốt nốt có màu vàng đậm, mùi thơm ngọt, thanh và có vị tương tự đường nâu hoặc mật mía.

Đường thốt nốt thường được đóng thành khối lớn (Ảnh: Internet)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần của đường trắng chứa khoảng 99,7% đường sucrose, trong khi đó, đường thốt nốt chỉ chiếm khoảng 70%.

Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, quốc gia này chiếm hơn 70% sản lượng đường thốt nốt trên khắp thế giới và người dân ở đây cũng ưu ái gọi nó là “đường dược liệu”. Thậm chí, hệ thống y học Ayurvedic truyền thống của Ấn Độ cũng đã sử dụng đường thốt nốt như một vị thuốc từ hàng ngàn năm trước.

Hàm lượng dinh dưỡng trong đường thốt nốt

Theo kết quả từ một nghiên cứu năm 2015, đường thốt nốt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với đường trắng tinh luyện. Đường trắng tinh luyện thông thường không chứa protein, chất béo, khoáng chất và vitamin.

Cụ thể, một khẩu phần 100g đường thốt nốt có chứa các dưỡng chất sau:

  • Sucrose: 65–85g
  • Fructose và glucose: 10–15g
  • Protein: 280 miligam (mg), hoặc 5,6% nhu cầu hàng ngày (DV)
  • Kali: 1056 mg, hay 22,5% DV
  • Magiê: 70–90 mg, khoảng 19% DV
  • Canxi: 40–100 mg, khoảng 5% DV
  • Mangan: 0,2–0,5 mg, khoảng 15% DV
  • Phốt pho: 20-90 mg, khoảng 5% DV
  • Sắt: 11 mg, khoảng 61% DV
  • Vitamin A: 3,8 mg, khoảng 422% DV
  • Vitamin C: 7,0 mg khoảng 7,8% DV
  • Vitamin E: 111,30 mg, khoảng 740% DV

Tuy nhiên cần lưu ý rằng những thông số trên là cho khẩu phần 100g, tức khoảng 1/2 cốc đường thốt nốt. Hầu hết trong khẩu phần ăn hàng ngày, trung bình mỗi người chỉ tiêu thụ khoảng 7g.

Đường thốt nốt chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đường tinh luyện (Ảnh: Internet)

Cấu tạo về mặt hóa học của đường thốt nốt phức tạp hơn so với đường tinh luyện. Nó bao gồm các chuỗi sacaroza dài hơn, vì vậy nó cũng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và không giải phóng năng lượng nhanh như đường tinh luyện.

Sử dụng đường thốt nốt thay cho đường trắng tinh luyện sẽ bổ sung một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu chủ đích thêm nhiều đường thốt nốt vào khẩu phần ăn chỉ để tăng chất dinh dưỡng thì bạn nên xem xét lại. Tốt hơn hết là vẫn nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm ít calo hơn.

Quy trình sản xuất đường thốt nốt

Đường thốt nốt có thể ở dạng rắn, lỏng hay hạt. Để làm đường thốt nốt, các nhà sản xuất cần ép một trong các nguyên liệu thô như:

  • Cây chà là
  • Cây thốt nốt
  • Cây dừa
  • Cây mía

Đầu tiên các nhà sản xuất lọc nước ép để loại bỏ tạp chất, sau đó đun sôi trên chảo và thêm từ từ axit xitric để tạo ra đường thốt nốt dạng lỏng.

Đường thốt nốt được nấu từ nước ép của cây dừa, đường mía, thốt nốt hoặc chà là (Ảnh: Internet)

Để làm đường thốt nốt dạng rắn và hạt, người ta sẽ liên tục khuấy đường trong quá trình đun và hớt bỏ tạp chất bên trên, sau đó đổ hỗn hợp sệt vừa đủ vào khuôn bằng gỗ, khi hỗn hợp nguội sẽ đông lại cho ra thành phẩm đường rắn hoặc hạt.

Cách nấu ăn với đường thốt nốt

Có rất nhiều cách khác nhau để chế biến đường thốt nốt, bạn có thể dùng nó làm bánh, nấu ăn, hoặc pha chung với một số loại nước ép hoa quả để uống.

Có rất nhiều món ăn ngon được làm từ đường thốt nốt (Ảnh: Internet)

Mặc dù một số người vẫn hay e ngại việc dùng đường thốt nốt có thể làm thay đổi kết cấu mà mùi vị của món ăn, nhưng về cơ bản, nhiều thợ làm bánh cho biết thay đường tinh luyện bằng đường thốt nốt với một lượng vừa phải hoàn toàn không ảnh hưởng gì.

Lợi ích của đường thốt nốt cho sức khỏe

Không giống như đường tinh luyện, đường thốt nốt rất giàu vitamin và khoáng chất là những thành phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng.

Theo một tài liệu đánh giá từ năm 2017, tỷ lệ mắc người mắc bệnh tiểu đường ở những khu vực chủ yếu sử dụng đường thốt nốt ít hơn hẳn so với những nơi khác. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng magiê trong đường thốt nốt giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh và hàm lượng sắt cao có thể bảo vệ bạn khỏi những biến chứng của bệnh thiếu máu.

Một đánh giá khác được thực hiện năm 2012 và đã được đăng trên 46 tờ báo khoa học uy tín cho thấy việc tiêu thụ đường thốt nốt cũng giúp cơ thể chống độc, bảo vệ tế bào và chống dị ứng.

Nhờ có nhiều thành phần dưỡng chất mà đường thốt nốt tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với đường tinh luyện (Ảnh: Internet)

Tổng kết lại, các lợi ích sức khỏe nổi bật của đường thốt nốt bao gồm:

  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Giải độc gan và máu
  • Điều trị nhiễm trùng phổi và phế quản
  • Giảm táo bón
  • Bổ sung năng lượng
  • Giảm căng thẳng
  • Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Chống oxy hóa và chống ung thư

Mặt hạn chế của đường thốt nốt

Tuy có nhiều vitamin nhưng đường thốt nốt bản chất vẫn là một dạng chất tạo ngọt chứa nhiều năng lượng, vì vậy nếu ăn quá nhiều đường thốt nốt bạn vẫn có khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như:

  • Béo phì
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh gan nhiễm mỡ
  • Suy giảm nhận thức
  • Một số loại bệnh ung thư

Hãy học cách làm bánh bò với đường thốt nốt theo hướng dẫn từ video sau nhé!

Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *