Vào mùa hè khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô, sức khỏe người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng và dẫn đến nhiều bệnh lý.
Những người ở độ tuổi sau 50 thường được ví như đang ở bên kia sườn dốc của cuộc đời, phải đối mặt với nhiều nguy cơ: lão hóa, nhiễm bệnh… Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao, sức khỏe người cao tuổi dễ bị suy giảm chức năng các cơ quan dẫn đến nhiễm bệnh.
Các vấn đề sức khỏe người cao tuổi thường gặp vào mùa nắng nóng
Mùa hè với những đợt nắng nóng kỷ lục sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người cao tuổi – nhóm đối tượng vốn dĩ đã dễ bị nhiễm bệnh. Khi nhiệt độ lên cao, mồ hôi ra nhiều hơn, nếu không uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh thì rất dễ bị mất nước và chất điện giải gây ra hiện tượng sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hướng lớn đến chức năng của các cơ quan khác như tim mạch (tim đập nhanh hơn, huyết áp bị tụt…)
- Người cao tuổi dễ bị cảm cúm vì đang đi ngoài nắng nóng về nhà là tắm ngay, nếu nhẹ có thể bị sổ mũi, đau đầu… Những người bị bệnh huyết áp cao, đặc biệt là người cao tuổi không được tắm nước lạnh đột ngột khi vừa đi ngoài nắng nóng vào, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chóng mặt, loạn nhịp tim, nhức đầu…
- Người cao tuổi bị đột quỵ vào mùa nắng nóng chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch…). Nguyên nhân được cho là do nhiệt độ thay đổi lớn, chế độ sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng mạnh, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao.
- Chứng rối loạn tiêu hóa vào mùa hè cũng gia tăng do chế độ ăn uống không hợp lý: ăn rau sống, ăn các món gói, tái chưa đủ độ chín, uống nước đá nhiễm bẩn… Người cao tuổi bị đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày dễ dẫn đến mất nước và chất điện giải.
- Chứng khó đi vệ sinh (táo bón) cũng dễ xảy ra gây chướng bụng khó chịu. Chứng táo bón xảy ra do người cao tuổi ít ăn rau, uống nước không đủ.
- Vào mùa hè nắng nóng thời tiết thay đổi đột ngột có thể xuất hiện đau cơ, xương khớp đặc biệt các cơn đau thường xảy ra ở khớp gối, cột sống thắt lưng, các khớp ở bàn tay, bàn chân.
- Các bệnh về da ở người cao tuổi vào mùa hè cũng có dịp phát triển. Do sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè và sức đề kháng giảm tạo điều kiện lây lan các loại vi rút gây bệnh viêm da. Các trường hợp như viêm da dị ứng, nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét hay bệnh zona thần kinh tổn thương da có thể gây bội nhiễm, đau nhức, khó chịu trong thời gian dài.
- Thói quen dùng máy điều hòa ở nhiệt độ thấp kéo dài nhiều giờ đặc biệt vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do lạnh. Mùa hè nhiều người có thói quen uống các loại nước giải khát có gas, uống bia đá lạnh, đây cũng là trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch và đột quỵ ở người cao tuổi.
- Vào mùa hè cũng thường xảy ra các đợt dịch sốt rét, sốt xuất huyết nên khi ngủ người cao tuổi cần nằm trong màn và tránh những nơi ẩm thấp có nhiều muỗi đốt.
Giải pháp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi vào mùa hè nắng nóng
Bổ sung các món ăn tốt cho sức khỏe người cao tuổi vào mùa hè
Mùa hè là mùa có nhiệt độ cao nhất trong năm với kiểu thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Cơ thể có nhiều thay đổi khi tiếp xúc nhiệt độ cao, mồ hôi tiết ra nhiều hơn do nóng. Nhiệt độ cao làm người cao tuổi có cảm giác mệt mỏi, chán ăn.Tuy nhiên, người cao tuổi cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ năng lượng để cơ thể đủ sức chống chọi với nắng nóng. Việc bổ sung các món ăn tốt cho sức khỏe người cao tuổi vào mùa hè là điều cần thiết và là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi hiệu quả. Bạn có thể tự tay làm một số món ăn đồ uống giúp cha mẹ giải nhiệt như:
- Nấu nước atiso: sử dụng bông atiso tươi để nấu nước uống thay trà hằng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ hoa atiso có tác dụng lọc máu, giúp bổ sung máu cho cơ thể. Ngoài ra, hoa Atiso còn có tác dụng bổ gan, chống độc giúp lợi tiểu.
- Nước ép bí đao: Bí đao thường được dùng để chế biến các món ăn như canh bí đao, bí đao xào. Đặc biệt là nước ép bí đao rất tốt cho người lớn tuổi. Dùng 500g bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng ép lấy nước cho thêm chút muối. Dùng nước ép này uống 2 đến 3 lần trong ngày có thể chống cảm nắng, chống mụn nhọt và rôm sảy.
- Nước mía: Mía có vị ngọt thanh mát. Ép mía để lấy nước uống có thể phòng các chứng sốt cao do mất nước, viêm nhiệt, miệng khô khát.. Tuy nhiên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý khi uống nước mía, bởi hàm lượng đường khá cao.
- Cháo đậu xanh, bạc hà và kim ngân hoa: Cho lá tre, kim ngân hoa, bạc hà vào nồi đổ 2 lít nước vào và nấu trong vòng một giờ sau đó lọc lấy nước bỏ bã. Tiếp theo cho thêm đậu xanh và gạo cho vào thêm ít nước rồi nấu chín, rồi cho lượng đường cát vừa đủ để dùng. Cháo đậu xanh có thể trị chứng khát nước, đau mỏi toàn thân rất tốt cho sức khỏe trong mùa nắng nóng này.
- Thịt bò nấu rau cải: thịt bò đem thái mỏng, rau cải cắt khúc, gừng cạo vỏ rửa sạch rồi đâm nhuyễn và ướp vào thịt bò. Cho nồi lên bếp đổ khoảng 2 lít nước nấu sôi, nêm gia vị vừa ăn rồi cho cả thịt và rau vào nồi tiếp tục nấu sôi rồi tắt bếp. Canh thịt bò nấu rau cải có thể giúp chữa mệt mỏi, bổ sung năng lượng, đồng thời và giảm đau nhức xương khớp rất tốt.
- Cháo bạc hà: gạo tẻ 150g, bạc hà tươi 1kg. Rửa sạch bạc hà, cắt thành khúc bỏ vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước bỏ bã. Bỏ gạo tẻ đã vò sạch vào nồi nước bạc hà vừa lọc và nấu chín như nấu cháo lỏng rồi nêm gia vị tùy thích. Ăn cháo bạc hà có thể trị chứng da nóng ra nhiều mồ hôi, chướng bụng và đau đầu.
- Rau mồng tơi: đây là loại rau rất quen thuộc, thường được dùng để nấu canh với cua đồng hoặc hến vừa mát vừa giải nhiệt rất tốt. Ngoài ra, mồng tơi còn có thể trị nhiều căn bệnh khác như đầy bụng, táo bón, tiểu tiện buốt…ở người cao tuổi.
Bên cạnh bổ sung các món ăn mát, thanh đạm, thực đơn hằng ngày của người cao tuổi cũng cần hạn chế dùng các món chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào và có nhiều gia vị cay nóng. Ngoài ra, vào buổi tối người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn nhiều thịt vì có thể gây khó ngủ và hạn chế uống quá nhiều nước vì sẽ đi tiểu vào ban đêm gây mất ngủ.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Người cao tuổi có thể nâng cao sức đề kháng của bản thân bằng cách luyện tập thể dục thể thao đều đặn hơn. Người cao tuổi có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh, chạy chậm, hoặc là đạp xe. Bên cạnh đó, thực hiện đều đặn các bài tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp để rèn luyện và tăng cường sức khỏe.
Người cao tuổi có thể luyện tập trong nhà, ngoài công viên hoặc ở các câu lạc bộ. Vừa có không gian luyện tập, vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè để trao đổi, tâm sự, góp phần giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ cho nhau kinh nghiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe.
Chú ý vệ sinh cá nhân và sinh hoạt thường ngày
- Người cao tuổi cần chú ý trong việc tắm rửa hằng ngày, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh đột ngột, nếu được hãy tắm nước ấm để tránh mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp.
- Ban đêm khi đi ngủ nên dùng điều hòa nhiệt độ duy trì khoảng 27 đến 28 độ C, có thể dùng quạt thay máy điều hòa.
- Người cao tuổi nên đi ngủ đúng giờ, tạo mọi điều kiện để giấc ngủ có chất lượng tốt nhất.
- Hàng ngày cần uống đủ lượng nước (1,5 đến 2 lít) tránh tình trạng mất nhiều nước vào mùa hè ở người lớn tuổi.
Người cao tuổi là đối tượng dễ nhiễm bệnh trước các biến đổi thời tiết. Vào mỗi mùa có các vấn đề sức khỏe cần được quan tâm để chất lượng cuộc sống người cao tuổi được tốt hơn. Để cập nhật các giải pháp bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng, hãy theo dõi bloganchoi.com để xem các bài viết mới nhất nhé!