Nấm móng là tình trạng xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng ở dưới đầu móng. Nếu không điều trị kịp thời, nấm móng sẽ ăn sâu gây tình trạng đau các ngón, có mùi hôi, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Vậy làm sao để điều trị nấm móng? Cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu của nấm móng
Một số dấu hiệu của nấm móng khá phổ biến mà bạn không nên bỏ qua để phát hiện và điều trị kịp thời như:
- Xuất hiện mùi hôi, đau khi cắt móng.
- Các móng có dấu hiệu dày lên.
- Xuất hiện tình trạng bong tróc, sưng đỏ, khó chịu.
- Móng yếu, giòn và rất nhanh gãy, dễ bị mủn.
- Móng có dấu hiệu bị thay đổi, biến dạng so với móng bình thường.
- Các mảnh vụn xuất hiện ở dưới móng tay hoặc móng chân gây ra tình trạng móng bị tối màu và có màu vàng nâu bất thường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm móng là gì?
- Nấm dermatophyte là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nấm móng, nhiễm trùng, gây ra mùi hôi khó chịu cho móng.
- Ra nhiều mồ hôi chân hoặc tay cũng là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào các móng.
- Sử dụng chung đồ dùng cắt, tỉa, làm móng, không được khử trùng, cũng rất dễ lây nấm móng.
- Tình trạng nấm móng gặp phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
- Người mắc bệnh vảy nến.
- Tiếp xúc chân và tay trực tiếp với môi trường nước như bể bơi, phòng tắm, những nơi thường xuyên ẩm ướt mà không có đồ bảo hộ.
- Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường, một số bệnh về máu hoặc miễn dịch suy giảm,…
Phương pháp điều trị nấm móng hiệu quả là gì?
Sử dụng thuốc
Có hai cách nếu bạn muốn tình trạng nấm móng được điều trị dứt điểm, không tái phát lại, có thể sử dụng phương pháp bôi và phương pháp uống thuốc như sau:
- Những loại thuốc thường sử dụng để bôi là: Canesten, Terbinafin, Ketoconazole,…
- Bôi trực tiếp lên vùng móng bị nấm, sưng đỏ, thường xuyên 3-4 lần/ ngày. Lưu ý, bạn nên vệ sinh và khử trùng móng sạch sẽ trước khi bôi thuốc để đảm bảo nấm được điều trị nhanh chóng.
- Đối với thuốc uống thì hầu hết sử dụng loại Itraconazole. Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc điều trị nấm móng.
Các phương pháp từ nguyên liệu tự nhiên tại nhà
Một số cách dân gian điều trị nấm móng khá hiệu quả, an toàn mà rất dễ làm từ những nguyên liệu có sẵn tại nhà như:
- Lá trầu: Giã lá trầu tươi và một ít muối, nấu lên cùng với một nồi nước, nấu cho đến khi sôi thì tắt bếp, ủ thêm 10 phút. Sau đó dùng nước đã nấu để ngâm chân khoảng 1 tiếng. Sử dụng đều đặn 2-3 lần/ tuần, tình trạng nấm móng sẽ giảm đáng kể bởi tính kháng khuẩn tiêu diệt nấm của lá trầu.
- Tỏi: Tương tự như lá trầu, tỏi sau khi giã nhuyễn đem đun sôi với nước dùng làm hỗn hợp ngâm chân trong vòng 20 phút. Duy trì 1-2 lần/ tuần. Lượng kháng sinh Allicin có trong tỏi giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và nấm móng hiệu quả, an toàn.
Thói quen sinh hoạt giúp ngăn ngừa tình trạng nấm móng
- Thường xuyên vệ sinh chân, tay bằng nước ấm hoặc xịt khử trùng.
- Khử trùng dụng cụ làm móng trước khi cắt móng hoặc dũa móng,…
- Chọn những loại giày dép có độ thông thoáng, thay vớ nếu có trình trạng ra mồ hôi nhiều trong ngày.
- Hạn chế tình trạng chân tiếp xúc trực tiếp với những nơi ẩm ướt quá lâu.
- Ngâm chân bằng nước muối hoặc những cách ngâm chân tại nhà nêu trên vào buổi tối, vừa giúp cơ thể thư giãn, vừa hạn chế được tình trạng nấm xâm nhập vào móng gây ra mùi hôi cho chân.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Medlatec