Làm thế nào để cân bằng nội tiết tố của bạn một cách tự nhiên để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng?

Hormone, hay nội tiết tố, là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc tuyến nội tiết sản xuất đưa vào máu đến các tế bào khác để thực hiện chức năng. Chỉ một nồng độ nhỏ hormone đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu cách “điều khiển” các chất hóa học này để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Nội tiết tố ảnh hưởng thế nào đến mức năng lượng của bạn?

Nghiên cứu cho thấy khả năng chịu đựng và sức mạnh của cơ thể bạn được kiểm soát bởi bốn loại hormone chính: hormone tuyến giáp, insulin, cortisol, và adrenaline. Các hormone này không độc lập mà phối hợp cùng nhau để kiểm soát tâm trạng, sức khỏe và năng lượng của cơ thể.

Cơ thể chúng ta tiết ra nhiều loại hormone để điều hòa các hoạt động chức năng (Ảnh: Internet).

Có các hormone đồng hóa – bao gồm insulin và hormone tuyến giáp – giúp cơ thể bạn tạo ra và lưu trữ các phân tử được sử dụng làm nhiên liệu, và các hormone dị hóa chẳng hạn như cortisol và adrenaline cho phép cơ thể bạn sử dụng nhiên liệu đó.

Nhưng một số yếu tố nhất định, bao gồm chế độ ăn uống và căng thẳng, có thể làm đảo lộn hoạt động chính xác này, khiến mức năng lượng của bạn giảm mạnh. Bằng cách sử dụng một số cách thức đơn giản, bạn có thể khiến chúng trở lại cân bằng và thậm chí còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

Nội tiết tố tuyến giáp (Thyroid hormone)

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể (Nguồn: Internet).

Những nội tiết tố của tuyến giáp rất quan trọng vì chúng giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể – nói cách khác là khả năng tạo ra, lưu trữ và sử dụng năng lượng. Nhưng việc cơ thể sản xuất ra chúng có thể bị ức chế bởi các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bisphenol và phthalates – hai hóa chất xuất hiện trong nhiều sản phẩm nhựa như chai nước và hộp đựng thức ăn – có thể làm suy giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất ra hormone.

Các sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho tuyến giáp (Nguồn: Internet).

Theo tạp chí Environmental Health Perspectives, những người có hàm lượng các hóa chất này trong cơ thể cao hơn – đặc biệt một loại phthalate được gọi là DEHP, được tìm thấy trong nhựa dùng làm khăn trải bàn và rèm phòng tắm – thường có lượng hormone tuyến giáp thấp hơn. Các chất thay thế Bisphenol A (BPA) như BPS và BPF (thường được sử dụng trong các sản phẩm được đánh dấu không chứa BPA) cũng có thể phá hủy các hormone tuyến giáp.

BPA, BPS hay BPF đều có hại với tuyến giáp (Nguồn: Internet).

John D. Meeker, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, để bảo vệ hormone tuyến giáp của bạn, hãy tránh sử dụng các sản phẩm nhựa bất cứ khi nào có thể. Thay vào đó hãy chọn thủy tinh, kim loại hoặc giấy. Và nếu bạn phải sử dụng hộp đựng thực phẩm hoặc đồ uống bằng nhựa, tuyệt đối không được đun nóng vì nhiệt độ cao có thể khiến BPA và các hóa chất khác ngấm vào thực phẩm của bạn.

Hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa khi có thể (Nguồn: Internet).

Insulin

Hormone này giúp “kéo” glucose từ máu vào cơ bắp, sử dụng nó để làm nhiên liệu. Nhưng nếu nồng độ insulin tăng cao mãn tính có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và cuối cùng là bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì một lượng nhỏ hormone cũng có thể gây ra những thay đổi cực kỳ lớn nên nồng độ của chúng càng quan trọng, quá nhiều hoặc quá ít đều gây ra tình trạng bệnh lý cho cơ thể.

Insulin là hormone quá quen thuộc với mọi người (Nguồn: Internet).

Để có mức năng lượng và insulin tối ưu, hãy tập thể dục ba hoặc bốn lần một tuần. Một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Science cho thấy, đạp xe trong 60 phút giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin của người lớn trong hai ngày sau đó. Khi bạn tập thể dục, các cơ sẽ rút glucose từ máu để sử dụng tạo năng lượng mà không cần insulin. Điều đó giúp giữ cho nội tiết tố ở trong một khoảng an toàn để hoạt động tốt hơn khi bạn cần sử dụng nó.

Tập thể dục giúp cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể (Nguồn: Internet).

Cortisol

Đây là hormone được tiết ra nhiều khi cơ thể đang căng thẳng, stress, đồng thời cortisol cũng điều chỉnh sự tỉnh táo. Nồng độ của nó tăng lên vào buổi sáng để giúp bạn thức dậy, sau đó giảm dần trong suốt cả ngày nhưng có thể nhanh chóng tăng đột biến bất cứ khi nào bạn cần tập trung hơn.

Cortisol đóng góp vào hiệu quả làm việc của bạn đấy! (Nguồn: Internet).

Frank Lipman – tác giả của cuốn sách How to Be Well (Làm Sao Để Khỏe), cho biết các vấn đề như ngủ không ngon giấc và căng thẳng kinh niên có thể làm mất đi nhịp sống tự nhiên do cortisol điều chỉnh. Khi gặp một vấn đề gì đó khiến bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ cố gắng chữa lành bằng cách tăng sản xuất cortisol trong suốt cả ngày. Vào ban đêm nồng độ hormone này có thể vẫn cao hơn tới 45% so với bình thường, khiến bạn khó ngủ và từ đó tạo ra một vòng luẩn quẩn lặp lại.

Nồng độ hormone ảnh hưởng tâm trạng, nhịp sinh học của bạn (Nguồn: Internet).

Căng thẳng liên tục – chẳng hạn như khi phải đối mặt với áp lực công việc từ ngày này sang ngày khác – cũng có thể dẫn đến mức cortisol cao hơn bình thường. Điều đó khiến bạn cảm thấy kiệt sức vào buổi sáng và mệt mỏi vào ban đêm. Để cơ thể khỏe mạnh, hãy tuân thủ lịch ngủ đều đặn và giảm thiểu căng thẳng.

Adrenaline

Đây là hormone chiến đấu và khiến bạn tràn đầy năng lượng, nó là thứ khiến tim bạn bắt đầu đập mạnh ngay trước khi phỏng vấn xin việc, buổi hẹn hò đầu tiên hoặc khi bắt đầu một cuộc đua lớn. Nói cách khác adrenaline cung cấp cho cơ thể năng lượng tức thì, làm tăng nhịp tim và kích thích sản xuất cortisol.

Adrenaline được tiết ra khi bạn đối mặt với căng thẳng và nguy hiểm (Ảnh: Internet).

Nhưng nếu adrenaline bị kích hoạt bởi những tác nhân gây căng thẳng nhỏ hơn hàng ngày, chẳng hạn như khi bạn đi làm muộn thì nó lại không tốt chút nào. Nếu adrenaline tăng đột biến suốt cả ngày, nó sẽ khiến bạn cảm thấy kiệt sức hơn là tràn đầy năng lượng.

Để làm giảm hiệu ứng của adrenaline, bạn nên dành ít nhất 10 phút mỗi ngày cho các hoạt động giúp thư giãn, chẳng hạn như yoga, đan len hoặc nghe nhạc. Cuối cùng adrenaline của bạn sẽ ngừng tăng đột biến thường xuyên, và mức năng lượng của bạn sẽ duy trì ổn định.

Thư giãn là một cách giúp nồng độ hormon trở lại cân bằng (Nguồn: Internet).

Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích khi đọc bài viết. Hãy thường xuyên ghé chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

  • 9 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên khi bạn ăn nhiều chất xơ hằng ngày

Hãy đón xem những thông tin bổ ích được cập nhật thường xuyên tại Kinhnghiem360.edu.vn để cuộc sống luôn tràn đầy niềm vui bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *