Liệu con bạn có bị trầm cảm không? Bài test trầm cảm tuổi dậy thì có thể tìm ra câu trả lời

Tuổi dậy thì luôn có những thay đổi lớn về cả sinh lý và tâm lý, cùng với môi trường sống ít có sự giao tiếp khiến tỉ lệ trẻ trầm cảm ngày càng gia tăng. Kinhnghiem360.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn bài test trầm cảm tuổi dậy thì để phát hiện sớm các vấn đề tâm lý của trẻ nhé!

Vì sao cần thực hiện test trầm cảm tuổi dậy thì?

Trầm cảm tuổi dậy thì hay trầm cảm học đường là tình trạng không cha mẹ nào muốn con cái mình gặp phải. Tuy nhiên ở tuổi dậy thì suy nghĩ của trẻ rất khác biệt nên câu hỏi cần đặt ra là liệu trẻ có bị trầm cảm không?

Trẻ có những thay đổi về hành vi trong trầm cảm tuổi dậy thì. (Nguồn: Internet).

Những thay đổi về hành vi của trẻ có thể do:

  • Trẻ đang trong giai đoạn nổi loạn tuổi teen.
  • Trẻ có nhiều stress, áp lực
  • Trầm cảm tuổi dậy thì
  • Trẻ gặp vấn đề về tâm thần kinh khác: rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi,…

Một số trẻ dù có những biếu hiện ban đầu của trầm cảm nhưng lại cố gắng che đậy, giấu gia đình về những vấn đề đang gặp phải hoặc chính trẻ cũng không hiểu rõ tình trạng của bản thân.

Do đó, bài test trầm cảm tuổi dậy thì là cần thiết để gợi ý khả năng mắc bệnh. Bài test sau có ưu điểm là thực hiện đơn giản và hoàn toàn có thể tự đánh giá tại nhà, nhờ vậy giúp phát hiện sớm và giúp nhanh chóng có được sự tư vấn tâm lý cần thiết.

Cách thực hiện bài test trầm cảm tuổi dậy thì

Bài test bao gồm 21 câu hỏi, mỗi câu được chấm theo thang điểm từ 0-3. Trẻ cần đọc kĩ câu hỏi và ghi lại số điểm ra giấy. Sau khi kết thúc, cộng tổng số điểm và so sánh với bảng kết quả.

Lưu ý:

  • Chỉ chọn câu trả lời chính xác nhất với tình trạng hiện tại của trẻ.
  • Đôi khi trẻ sẽ không tự nguyện thực hiện bài test, cha mẹ cần tâm sự, nói chuyện và gợi mở để trẻ làm bài test chính xác nhất.

Cha mẹ tâm sự giúp trẻ mở lòng để thực hiện test trầm cảm tuổi dậy thì. (Nguồn: Internet).

Nội dung test trầm cảm tuổi dậy thì

Câu hỏi 1:

  • 0 – Tôi không cảm thấy buồn.
  • 1 – Có nhiều lúc tôi cảm thấy buồn chán.
  • 2 – Lúc nào tôi cũng thấy buồn chán và không có cách nào khiến hết buồn.
  • 3 – Tôi thấy rất bất hạnh, buồn và cảm thấy không thể chịu đựng được.
  • 0 – Tôi có niềm tin về tương lai.
  • 1 – Tôi thấy bi quan về tương lai hơn so với trước đây.
  • 2 – Tôi không có mong đợi gì về tương lai.
  • 3 – Tôi thấy tương lai rất tuyệt vọng và có thể không thể cải thiện hoặc thậm chí xấu đi.
  • 0 – Tôi không thấy bản thân thất bại.
  • 1 – Tôi thấy bản thân gặp nhiều thất bại hơn người khác.
  • 2 – Tôi thấy mình có quá nhiều thất bại.
  • 3 – Tôi cảm thấy bản thân không hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình.
  • 0 – Tôi vẫn còn hứng thú với sở thích của mình.
  • 1 – Tôi ít cảm thấy hứng thú với sở thích của mình như trước kia.
  • 2 – Tôi còn rất ít thích thú với sở thích trước kia.
  • 3 – Tôi hoàn toàn không còn bất kỳ sở thích nào.
  • 0 – Tôi không thấy mình có lỗi lầm quá lớn.
  • 1 – Tôi cảm thấy có lỗi với đa số những việc tôi làm.
  • 2 – Phần lớn thời gian tôi đều thấy mình có lỗi.
  • 3 – Lúc nào tôi cũng cảm thấy tội lỗi.

Câu hỏi 6:

  • 0 – Tôi không có cảm giác mình đang bị phạt.
  • 1 – Tôi thấy có thể mình đang bị trừng phạt.
  • 2 – Tôi mong chờ bị trừng phạt.
  • 3 – Tôi luôn cảm thấy mình đang bị trừng phạt.
  • 0 – Tôi vẫn tin tưởng vào bản thân.
  • 1 – Tôi không còn tin tưởng bản thân như trước kia.
  • 2 – Tôi thất vọng về bản thân.
  • 3 – Tôi ghét chính bản thân mình.

Câu hỏi 8:

  • 0 – Tôi không đổ lỗi hoặc trách cứ bản thân trước kia.
  • 1 – Tôi phê phán bản thân nhiều hơn trước.
  • 2 – Tôi tự phê phán tất cả những sai lầm trước kia của mình.
  • 3 – Tôi khiển trách bản thân về mọi điều xấu xảy ra với mình.
  • 0 – Tôi hoàn toàn không có ý định tự sát.
  • 1 – Tôi có ý định tự sát nhưng không thực hiện.
  • 2 – Tôi muốn tự sát.
  • 3 – Tôi sẽ tự sát nếu có cơ hội.
  • 0 – Tôi không khóc nhiều so với trước kia.
  • 1 – Tôi đang khóc nhiều hơn trước kia.
  • 2 – Tôi thường khóc chỉ vì những điều nhỏ nhặt.
  • 3 – Tôi rất muốn khóc nhưng không thể khóc được.
  • 0 – Tôi không dễ bồn chồn, lo lắng.
  • 1 – Tôi bồn chồn, lo lắng hơn thường lệ.
  • 2 – Tôi bồn chồn, lo lắng không yên.
  • 3 – Tôi thấy rất bồn chồn lo lắng, phải đi lại hoặc làm việc liên tục để quên đi.
  • 0 – Tôi quan tâm đến mọi người và các hoạt động xảy ra xung quanh.
  • 1 – Tôi ít quan tâm đến mọi người và các hoạt động hơn trước kia.
  • 2 – Tôi hầu như không quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh.
  • 3 – Tôi hoàn toàn không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
  • 0 – Tôi quyết định mọi chuyện như trước kia.
  • 1 – Tôi khó đưa ra quyết định hơn so với trước kia.
  • 2 – Tôi khó đưa ra quyết định nếu không có sự giúp đỡ.
  • 3 – Tôi không thể đưa ra quyết định.
  • 0 – Tôi không cảm thấy mình vô dụng.
  • 1 – Tôi thấy bản thân ít có giá trị như trước kia.
  • 2 – Tôi cảm thấy bản thân vô dụng hơn mọi người.
  • 3 – Tôi thấy mình hoàn toàn vô dụng.
  • 0 – Tôi thấy bản thân khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
  • 1 – Thể lực của tôi kém hơn so với trước đây.
  • 2 – Tôi không đủ sức lực để làm nhiều việc.
  • 3 – Tôi không có sức để làm bất cứ việc gì.
  • 0 – Tôi không có thay đổi gì về giấc ngủ.
  • 1 – Tôi ngủ hơi nhiều/hơi ít hơn trước kia.
  • 2 – Tôi ngủ nhiều/ ít hơn trước kia.
  • 3 – Tôi ngủ hầu như cả ngày/thức dậy sớm hơn trước kia 1-2 giờ và không thể ngủ lại được.
  • 0 – Tôi không dễ bực bội, cáu kỉnh.
  • 1 – Tôi dễ bực bội, cáu kỉnh hơn trước một chút.
  • 2 – Tôi dễ bực bội, cáu kỉnh hơn trước rất nhiều.
  • 3 – Lúc nào tôi cũng bực bội, cáu kỉnh.
  • 0 – Tôi ăn uống vẫn thấy ngon miệng.
  • 1 – Tôi ăn uống kém hơn/ngon miệng hơn trước.
  • 2 – Tôi ăn uống kém hơn/ngon miệng hơn trước rất nhiều.
  • 3 – Tôi không thấy ngon miệng/lúc nào tôi cũng thấy thèm ăn.
  • 0 – Tôi tập trung tốt/ không sút cân.
  • 1 – Tôi không thể tập trung như trước/ sút hơn 2 kg cân nặng.
  • 2 – Tôi khó tập trung lâu vào bất cứ điều gì/ sút trên 4 kg cân nặng.
  • 3 – Tôi thấy mình không thể tập trung vào bất cứ điều gì/ sút trên 6 kg cân nặng.
  • 0 – Tôi không cảm thấy mệt mỏi.
  • 1 – Tôi dễ mệt mỏi hơn trước.
  • 2 – Hầu như làm việc gì tôi cũng thấy mệt mỏi.
  • 3 – Tôi rất mệt mỏi và không thể làm gì.
  • 0 – Tôi có hứng thú với chuyện tình cảm.
  • 1 – Tôi ít hứng thú với chuyện tình cảm hơn trước.
  • 2 – Tôi rất ít hứng thú với chuyện tình cảm.
  • 3 – Tôi hoàn toàn mất hứng thú với chuyện tình cảm.

Đánh giá kết quả test trầm cảm tuổi dậy thì

Cha mẹ cần tính tổng số điểm của cả 21 câu hỏi trên và so sánh kết quả sau:

  • Tổng điểm
  • Tổng điểm từ 14-19: trẻ trầm cảm nhẹ
  • Tổng điểm từ 20-29: trẻ trầm cảm vừa
  • Tổng điểm ≥ 30: trẻ trầm cảm nặng.

Ngoài ra, có thể thấy trong thang điểm trên, các mục từ 1-15 phản ánh tiêu cực của trẻ về bản thân và tương lai. Từ mục 16-21 phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ: ức chế thần kinh, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chán ăn.

Do đó, khi kết quả bài test trầm cảm tuổi dậy thì > 14 điểm mà:

  • Điểm số từ mục 1-14 chiếm ưu thế: biểu hiện trầm cảm nội sinh, xuất phát từ tâm lý
  • Điểm số từ mục 15-21 chiếm ưu thế: biểu hiện trầm cảm cơ thể, liên quan nhiều đến thể chất.

Lời khuyên cho cha mẹ sau kết quả test trầm cảm tuổi dậy thì

Bất kể nguyên nhân gì khi trẻ có những thay đổi về hành vi ở tuổi dậy thì, cha mẹ nên:

Tổ chức các buổi đi chơi gia đình cho trẻ hạn chế trầm cảm tuổi dậy thì. (Nguồn: Internet).

  • Quan tâm nhiều hơn đến trẻ, tâm sự và lắng nghe những gì trẻ cảm nhận và trải qua.
  • Hướng dẫn, gợi ý những điều nên làm trong trường hợp trẻ gặp phải rắc rối hoặc tình huống khó xử.
  • Thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để nắm bắt được tình hình trên lớp của trẻ.
  • Hạn chế đặt quá nhiều áp lực về thi cử, điểm số và thành tích cho trẻ.
  • Bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng, đầy đủ các chất cho trẻ phát triển.
  • Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, kết nối trẻ với gia đình, bạn bè.
  • Nếu kết quả test trầm cảm tuổi dậy thì mà trẻ đang ở mức trầm cảm vừa hoặc nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Các chuyên gia tư vấn tâm lý cho trẻ sau test trầm cảm tuổi dậy thì. (Nguồn: Internet).

Hi vọng, Kinhnghiem360.edu.vn đã cung cấp cho cha mẹ một phương pháp test trầm cảm tuổi dậy có ý nghĩa. Nhớ thường xuyên theo dõi chuyên mục sức khỏe để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé!

Nguồn: Trung tâm Tâm lý học trị liệu Việt Nam, Bệnh viện Tâm thần Huế, Bệnh viện Tâm thần Bến Tre

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *