Vào mùa hè, rất nhiều người bị viêm loét khoang miệng (nhiệt miệng). Căn bệnh này khiến người bệnh khó chịu và không thể ăn uống tùy ý được. Vậy loét khoang miệng kiêng ăn gì để mau lành bệnh? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nha!
Loét khoang miệng: Nguyên nhân và triệu chứng
Loét khoang miệng là gì?
Loét khoang miệng có rất nhiều loại, tương đối thường gặp là chứng lở miệng có tính chất phát đi phát lại. Y học Trung Quốc gọi là cam miệng, lở miệng. Đây là một loại bệnh về niêm mạc khoang miệng mãn tính.
Nguyên nhân loét khoang miệng
Có nhiều nhân tố phát bệnh, nhưng phần nhiều là do tiêu hóa không tốt, ăn uống không điều độ, đại tiên bí, kí sinh trùng đường ruột. Y học phương Đông cho rằng bệnh này thuộc về hỏa, mà trong hỏa còn chia ra hư hỏa và thực hỏa. Ăn uống không điều độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra còn do căng thẳng, răng miệng mất vệ sinh, dị ứng thức ăn, mất cân bằng hoocmon hay do thiếu chất dinh dưỡng như B12, vitamin C và sắt.
Bạn có thể xem thêm: 7 nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ em cha mẹ cần biết
Triệu chứng loét khoang miệng
Khi bị nhiệt miệng sẽ gây ra cảm giác đau rát, xuất hiện các vết lở trắng xám với các vầng đỏ và nông. Những vết lở này thường xuất hiện trên lưỡi, môi và bên trong má thậm chí cả trên mép và lợi. Khi vết loét sắp xuất hiện, bạn thường cảm giác nóng và ngứa miệng. Chúng không bị lây nhưng lại tái phát liên tục và kéo dài từ một tuần đến 10 ngày.
Viêm loét miệng có 2 dạng. Viêm loét loại nhỏ xuất hiện phổ biến nhất. Dạng còn lại là viêm loét loại lớn với tần suất mắc phải ít hơn nhưng lại tạo cảm giác cực đau và kéo dài hơn bình thường.
Những đồ ăn nên kiêng kỵ khi bị loét khoang miệng
Căn cứ nguyên nhân, cơ chế và triệu chứng của bệnh này thì việc kiêng kỵ trong ăn uống là một điều then chốt để phòng và điều trị bệnh.
1. Thức ăn có tính nhiệt
Do bệnh này chủ yếu thuộc về hỏa nên trước tiên phải kiêng các thức ăn có tính nhiệt. Thức ăn, thức uống nào mà dễ hóa nhiệt, hóa hỏa hoặc tích thấp nhiệt đều thuộc phạm vi kiêng kỵ.
Tuyệt đối nên tránh các thức ăn cay nóng như tỏi, gừng, ớt tiêu, nước mắm,… hoặc đồ có tính nóng như thịt chó, thịt gà, thit dê,… và các loại thức uống như rượu, cà phê, ca cao, hồng trà,… Bởi các thức ăn cay dễ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết, các thứ có vị ngọt, vị đậm dễ sinh thấp nhiệt. Thấp nhiệt hóa hỏa xung lên, rất dễ thành lở và viêm loét.
2. Thức ăn thô cứng, dầu mỡ, khó tiêu
Các thực phẩm cứng giòn, chứa nhiều dầu mỡ, hải sản hay các loại khó tiêu tương tự nên kiêng kỵ khi bị loét miệng. Do người bệnh tiêu hóa không tốt, ăn uống bất tiện khi ăn phải đồ cứng sẽ rất khó nhai.
Khi đó khoang miệng sẽ loét nặng hơn, thức ăn tiêu hóa chậm làm cho thấp nhiệt tích trữ lại ở dạ dày và ruột, hỏa nhiệt xung lên đốt hỏng niêm mạc, khiến bệnh tình phát đi phát lại và nặng thêm.
3. Thức ăn chua
Các loại thức ăn chứa nhiều gia vị hay các loại hoa quả có nhiều axit thuộc họ cam, quýt,… càng phải được hạn chế sử dụng. Vì chúng khi vào miệng sẽ làm các vết loét miệng thêm đau xót. Axit trong thức ăn sẽ ăn mòn phần da bị tổn thương không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn làm vết loét rộng hơn và nặng thêm.
Bạn cần làm gì khi bị loét khoang miệng?
Trên đây là một số lưu ý về các loại thức ăn nên kiêng kỵ khi bị loét miệng để tránh bệnh trở nặng và tái phát nhiều lần. Ngoài việc kiêng kỵ ăn uống, khi đã bị loét khoang miệng bạn nên thực hiện một số việc sau để giảm đau hiệu quả và nhanh khỏi hơn.
1. Vệ sinh răng miệng
Để có một hàm răng khỏe mạnh và khoang miệng sạch sẽ bạn cần đánh răng cẩn thận 2 lần và súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng khoảng 4 lần 1 ngày. Bạn có thể thực hiện việc súc miệng bằng các bước sau:
- Lấy một chén nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng.
- Ngậm nước súc miệng khoảng một phút.
- Rồi súc sạch miệng.
- Cuối cùng, nhổ phần nước vừa dùng xong ra khỏi miệng, tránh nuốt vào bụng. Mua nước súc miệng tại đây.
2. Dùng thuốc
Để nhanh khỏi bệnh, bạn có thể dùng các loại thuốc bôi như kamistad hoặc nitrate bạc bôi trực tiếp lên phần da tổn thương 2 đến 3 lần trong 1 ngày. Nếu bệnh nghiêm trọng có thể đến bác sĩ chuyên khoa để lấy các loại thuốc uống kháng sinh giảm viêm phù hợp. Tuy nhiên thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát, dùng lâu ngày dễ gây kích ứng.
3. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết
Bạn nên bổ sung thực phẩm có chứa chất kẽm, vitamin B như ngũ cốc. Đồng thời thường xuyên ăn các loại thức ăn thanh đạm, tiêu hỏa, giải độc, dễ tiêu như các loại trái cây tươi, rau tươi, đậu xanh, mật ong, dầu vừng, bách hợp, ngó sen tươi,…
Một số thông tin về sức khỏe sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có một cuộc sống hoàn hảo:
Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc góp ý, hãy chia sẻ với Kinhnghiem360.edu.vn, đồng thời hãy theo dõi trang để biết thêm các thông tin khác về việc kiêng kỵ trong ăn uống và giữ gìn sức khỏe nha.