Máu nhiễm mỡ là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và cả tính mạng. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé!
Máu nhiễm mỡ là gì?
Bệnh máu nhiễm mỡ (mỡ máu) là bệnh lý xuất hiện khi những thông số lipid bị rối loạn, bao gồm triglycerid, cholesterol, LDL-C (cholesterol tỷ trọng phân tử thấp) và HDL-C (cholesterol tỷ trọng phân tử cao).
Đây là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở tuổi trung niên. Hằng năm, máu nhiễm mỡ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra biến chứng, cướp đi sinh mạng khoảng 17,5 triệu người trên thế giới. Ở nước ta, hội tim mạch Việt Nam thống kê đến 30% dân số bị máu nhiễm mỡ.
7 biến chứng của máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ có triệu chứng không quá rõ rệt nên rất khó nhận biết. Nếu để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị hay điều chỉnh chế độ ăn uống, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và dẫn tới những biến chứng khó lường.
1. Đột quỵ
Mỡ máu làm hàm lượng triglyceride tăng cao, ảnh hưởng xấu đến những mạch máu cung cấp cho não bộ. Khi bệnh trở nặng, hiện tượng này sẽ khiến người bệnh đột quỵ bất cứ lúc nào.
2. Viêm tụy
Tuyến tụy sẽ bị sưng nếu triglyceride tăng cao. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như bụng đau dữ dội, thở gấp, sốt và nhịp tim nhanh. Hơn thế nữa, nếu dịch tiêu hóa trong tuyến tụy bị rò rỉ ra ngoài thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân.
3. Tiểu đường
Máu nhiễm mỡ và tiểu đường là hai bệnh liên quan trực tiếp với nhau. Nếu huyết áp cao, lượng cholesterol tốt trong máu thấp, lượng đường huyết tăng lên. Đặc biệt, khi kết hợp với việc tăng triglyceride cũng sẽ dẫn đến nguy cơ tiểu đường.
4. Bệnh tim mạch
Tình trạng rối loạn lipid máu, chỉ số triglyceride cao bất thường là nguyên nhân gây ra bệnh về tim mạch. Do vậy, người bị mỡ máu sẽ phải chịu gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh này.
5. Gan nhiễm mỡ
Không quá bất ngờ khi người bị mỡ máu cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu để lâu ngày không được cải thiện, căn bệnh này có thể đem đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan,…
6. Giảm trí nhớ
Máu nhiễm mỡ có tác động tiêu cực tới não, là nhân tố góp phần sản sinh amyloid. Đây là loại protein không tốt, ảnh hưởng tới trí nhớ, khả năng tư duy và tập trung của não bộ.
7. Chân đau và tê
Mỡ thừa trong máu sẽ tạo nên một lớp chất ở trong lòng động mạch. Chất này chảy đến chân sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác tê và đau ở chân, nhất là mỗi khi đi bộ. Không chỉ vậy, mỡ máu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng chân.
Biện pháp phòng ngừa máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe, kéo theo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh cũng không quá rõ rệt. Do đó, việc phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết. Hãy làm theo những nguyên tắc mà Kinhnghiem360.edu.vn giới thiệu dưới đây nhé!
Kiểm tra chỉ số mỡ máu theo định kỳ
Đây là bước cơ bản và chuẩn xác nhất để phát hiện bệnh máu nhiễm mỡ. Cụ thể, người trên 20 tuổi nên kiểm tra theo chu kỳ 5 năm. Người trên 50 tuổi thì cần thu hẹp xuống 6 tháng. Đặc biệt, với những ai thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp,… thì phải thường xuyên kiểm tra.
Ăn uống điều độ
Việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh chính là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa cũng như điều trị mỡ máu. Bạn nên hạn chế đồ ngọt, chất béo không tốt như mỡ hay nội tạng động vật, bơ, trứng, sữa, thực phẩm ăn liền và đóng hộp. Bên cạnh đó, người bệnh cần bỏ ngay thói quen uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá để cải thiện tình trạng bệnh.
Thường xuyên vận động
Việc tập thể dục thể thao, vận động cơ bắp thường xuyên không chỉ đẩy lùi máu nhiễm mỡ và còn hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác. Thói quen này cũng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn và tâm trạng ổn định.
Vậy là Kinhnghiem360.edu.vn vừa cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về máu nhiễm mỡ. Thông qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ thay đổi thói quen sống lành mạnh, để cải thiện hoặc phòng chống bệnh hiệu quả. Và cũng đừng quên ghé qua chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nữa nhé!