Chắc hẳn muỗi đốt là một trong những vấn đề khiến các bà mẹ đau đầu bởi nó không chỉ khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu mà tệ hơn nữa là gây ra các bệnh truyền nhiễm hoặc để lại sẹo thâm trên da. Vì vậy hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu các giải pháp trị muỗi đốt đơn giản mà hiệu quả nhé!
Thời tiết mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi và các loại côn trùng sinh sôi nảy nở nên dù chúng ta có cẩn thận đến mấy thì cũng không thể tránh khỏi những trường hợp bé bị muỗi tấn công.
Vì cấu trúc da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn tương đối lỏng lẻo, rất mỏng nên dễ bị nhiễm các bệnh ngoài da. Nếu không biết cách xử lý vết muỗi đốt cho bé kịp thời thì sẽ gây ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Và sau đây là một vài giải pháp cho bố mẹ để trị vết muỗi đốt cho bé.
1. Sữa mẹ
Từ lâu sữa mẹ vốn vô cùng “thần kỳ”, là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất giúp bé phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh. Sữa mẹ chứa rất nhiều chất kháng sinh, chất khoáng và các dưỡng chất thiết yếu khác. Các dưỡng chất này đều hỗ trợ sự phát triển hệ miễn dịch của bé và cung cấp các yếu tố miễn dịch.
Vì vậy khi bé bị muỗi đốt, các mẹ có thể vắt sữa rồi bôi lên vết muỗi đốt đó, mỗi ngày khoảng 3-4 lần, để da bé không bị sưng, tấy đỏ. Sau 3 ngày các vết muỗi đốt đó sẽ hết và không để lại sẹo thâm.
2. Giấm
Thành phần chính của giấm là dung dịch axit axêtic có nồng độ khoảng 5%. Tính axit của giấm có tác dụng giảm sưng tấy và loại bỏ vết ngứa của muỗi cắn một cách nhanh chóng. Các mẹ có thể pha 2-3 chén giấm vào bồn tắm để trị vết đốt toàn thân cho bé hoặc cho 3 chén giấm vào một ít nước vừa đủ rồi bôi trực tiếp vào chỗ bị muỗi đốt.
Bên cạnh đó, tính sát trùng nhẹ của giấm còn được sử dụng trong việc tẩy rửa và dùng nhiều trong y học với công dụng làm giảm đau những vết bỏng hay vết rộp do tiếp xúc với nắng.
Mua giấm gạo tại đây.
3. Nước cốt chanh
Chanh vốn chứa nhiều axit nên chống nhiễm khuẩn và giảm ngứa rất tốt. Khi bé bị muỗi đốt, mẹ hãy dùng bông thấm một ít nước cốt chanh rồi thoa mẹ nhàng lên vùng bị muỗi đốt.
Tuy nhiên thành phần axit của chanh có thể kích ứng trên da, đặc biệt là loại da mỏng của trẻ em, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên các mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này ở trong nhà và sử dụng với lượng vừa đủ.
4. Viên đá lạnh
Theo nghiên cứu khoa học, đá lạnh có tác dụng làm mát và làm tê liệt một số dây thần kinh quanh vùng da bị muỗi đốt nên không còn cảm thấy ngứa. Vì vậy sau khi bé bị muỗi đốt, các mẹ hãy chườm đều đá lạnh cho bé trong thời gian ngắn để giảm thiểu sự khó chịu do muỗi đốt gây ra.
Ngoài ra mọi người vẫn hay dùng đá lạnh chườm vào vết tiêm cho bé để không bị sưng và giảm đau sau khi tiêm. Cách này vừa an toàn, hiệu quả mà lại vô cùng tiện lợi.
5. Mật ong
Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ mật ong và thoa trực tiếp lên vết muỗi đốt, bé sẽ cảm thấy dễ chịu trong giây lát. Các mẹ nên sử dụng mật ong nguyên chất và đảm bảo để chúng thực sự có tác dụng và an toàn trên da.
Mật ong vốn có tính kháng khuẩn cực cao. Ngoài đường glucoza và flutoza là 2 thành phần chiếm tỷ trọng chính thì trong mật ong còn chứa hơn 70 dưỡng chất khác nhau và đều có lợi cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nên chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mật ong như một loại thảo dược tốt cho da của bé.
Mua mật ong nguyên chất tại đây.
- Trà gừng mật ong có tác dụng gì với sức khỏe?
- 8 tác dụng của mật ong bạn nên biết để tăng cường sức khỏe
6. Kem đánh răng
Để xử lý nhanh chóng những vết muỗi đốt, các mẹ hãy dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ bôi lên vùng da ngứa, sau đó để chúng tự khô lại. Sử dụng kem đánh răng bạc hà là có hiệu quả tốt nhất bởi chất bạc hà chứa trong kem đánh răng có tác dụng giảm viêm nhanh chóng và làm dịu cảm giác ngứa tức thì.
7. Xà phòng
Hiểu một cách đơn giản, mục đích dùng xà phòng là để tẩy trôi đi nước bọt của muỗi- chất gây ngứa khi bị muỗi đốt, và làm trung hòa chất độc gây ngứa của muỗi. Vì vậy các mẹ có thể thấm một ít nước vào bánh xà phòng rồi xoa nước xà phòng lên vết đốt, để trong khoảng 2-3 phút rồi rửa kỹ lại với nước sạch. Phương pháp này sẽ giúp bé giảm ngứa đi rất nhiều.
8. Hành và tỏi
Hành và tỏi có tác dụng hút hết độc tố của vết muỗi đốt và ngoài ra còn giúp đuổi muỗi tránh xa khỏi bé do muỗi cũng sợ mùi tỏi. Khi bé bị muỗi hoặc côn trùng cắn, các mẹ hãy lấy nước tỏi hoặc nước hành tây thoa lên dùng da bị đốt. Nếu không có thời gian ép lấy nước thì có thể đập nhánh tỏi, hành thoa đều hoặc đắp lên vùng da đó trong thời gian ngắn.
Thế nhưng cách này có một nhược điểm là mùi nồng của tỏi hoặc hành tây có thể khiến bé khó chịu, nếu không cẩn thận thì còn bị dính tỏi vào mắt, mũi gây cay mắt và đau rát.
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều kem trị muỗi đốt cho bé được bày bán trên thị trường. Nhưng các mẹ không nên lạm dụng quá nhiều các sản phẩm đó vì các chất hóa học trong kem bôi không phải đều phù hợp với da của bé, chúng có thể gây kích ứng, dị ứng hoặc tổn thương da bé. Hơn nữa bé có thể sẽ quơ quẹt vào mẳt, mũi miệng gây tổn thương mặt, mũi hoặc bị ngộ độc do thuốc.
Do vậy nếu quyết định mua sản phẩm kem trị muỗi đốt, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ các thành phần có trong đó và biết rõ nguồn gốc xuất sứ rõ ràng để đảm bảo mua hàng chất lượng và không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của bé.
Trên đây là những mẹo vặt mà Kinhnghiem360.edu.vn muốn chia sẻ cho các bà mẹ và hy vọng các mẹ có thể áp dụng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của con mình khi bị muỗi đốt. Và đừng quên tiếp tục tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác trên Kinhnghiem360.edu.vn nhé!