Trầm cảm là một tình trạng rối loạn tâm lý, với áp lực của cuộc sống càng lớn thì số người mắc bệnh trầm cảm cũng gia tăng. Trong tình hình như vậy mọi người càng phải chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc trầm cảm.
Tin rằng mọi người cũng thường nghe nói đến chứng trầm cảm, trong hoàn cảnh bình thường thì những người bị trầm cảm sẽ rất dễ chán nản, rầu rĩ, tâm tình dễ dàng sa sút. Họ không chỉ luôn tự ti mà nghiêm trọng hơn còn thường xuyên có ý định tự tử. Thường thì những người bị trầm cảm thường hay nói 4 câu sau đây, nếu bạn thường xuyên nói 4 câu này thì hãy quan tâm đến bản thân nhiều hơn nhé!
“Tôi thật vô dụng”
Mỗi người khi có tâm trạng không tốt thì đối với những việc xung quanh mất đi hứng thú là chuyện rất bình thường. Thế nhưng nếu bạn thường xuyên cho rằng thế giới này quá tẻ nhạt, nhàm chán và hay cãi nhau với người khác, tỏ thái độ oán giận nói rằng “Tôi thật vô dụng” thì thật sự chính là một cách phủ nhận bản thân.
Hoàn toàn xóa bỏ giá trị tồn tại của bản thân mình, thậm chí cảm thấy bản thân vô dụng chẳng có giá trị gì cả. Lặp đi lặp lại sẽ hạ thấp sự tự tin của mình, cho đến khi nhận thấy mình chẳng có gì quan trọng với thế giới này thì cũng báo hiệu trầm cảm đã trở nên hết sức nghiêm trọng.
“Cuộc sống thật sự vô vị”
Người bị trầm cảm nghiêm trọng đôi khi sẽ không thể khống chế được hành vi của bản thân, rất dễ làm ra chuyện tổn thương chính mình. Khi họ cảm thấy đau đớn, khổ sở sẽ rất khó tìm thấy cách giải tỏa áp lực cho bản thân, họ thường sẽ thông qua cách làm tổn thương chính mình để tạm thời giải tỏa những áp lực trong lòng.
Nếu ai đó thường xuyên nói rằng cuộc sống này thật vô vị, nhàm chán thì rất có thể họ đang có khuynh hướng trầm cảm, bạn cần phải quan tâm nhiều hơn. Điều quan trọng bạn cần làm với họ là khiến họ cảm thấy thoải mái, cùng họ giải sầu, cho họ cảm giác an toàn, tìm một sở thích chung để cùng chia sẻ với họ nhiều hơn sẽ giúp tâm trạng dần cải thiện.
“Đều là do tôi không tốt, là lỗi của tôi”
Làm người dù cho xuất sắc đến mức nào cũng sẽ không tránh khỏi mắc phải những sai lầm nhỏ trong cuộc sống. Cách đúng đắn nhất là giải quyết vấn đề một cách kịp thời, tìm ra nguyên nhân ở mọi phương diện, cho dù đó là do khách quan hay chủ quan.
Tuy nhiên, người có khuynh hướng trầm cảm sau khi mắc sai lầm thường sẽ chỉ luôn oán trách bản thân làm không tốt, đem hết thảy trách nhiệm đều đẩy lên bản thân mình. Làm như vậy không những không có cách nào khiến cho người khác thấu hiểu họ mà ngược lại càng tăng thêm gánh nặng trong lòng, dẫn đến bệnh tình càng thêm nghiêm trọng.
“Tôi chết rồi họ sẽ càng thấy thoải mái”
Nói ra câu này thì người mắc trầm cảm đã ở mức nghiêm trọng. Người bị trầm cảm quả thật thường coi nhẹ ý nghĩa sinh mạng của mình nên mới thường xuyên nói câu này. Khi ở bên cạnh người khác, họ thường cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, kiệt quệ về cả thể xác lẫn tinh thần.
Đôi khi họ tự cảm thấy ánh mắt người khác nhìn mình trở nên khác thường, cho nên mới có ý nghĩ rằng mình chết đi rồi thì người khác sẽ thấy thoải mái hơn. Nếu như ai đó thường xuyên nói câu này thì đừng chỉ xem là lời nói đùa, hãy quan sát hành động của họ nhiều hơn, tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trên thực tế, xét trên góc độ khách quan mà nói trầm cảm không phải bệnh nan y, nếu như không quá nghiêm trọng sẽ không gây nguy hại đến thân thể nhưng nếu cứ mặc kệ người bệnh hoặc những người bên cạnh không quan tâm thì thời gian lâu dài sẽ tạo nên tổn thương với người bệnh. Tóm lại, nếu bạn hoặc người xung quanh thường xuyên nói 4 câu trên thì khả năng là dấu hiệu của trầm cảm, nên kịp thời đến gặp bác sĩ tâm lý, đồng thời điều tiết lại tâm trạng của mình.
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống