Những di chứng của COVID-19 và một số lưu ý quan trọng sau khi khỏi bệnh

Không phải tất cả bệnh nhân sau khi khỏi bệnh COVID-19 đều gặp di chứng. Tuy nhiên theo số liệu thống kê, số người gặp phải các triệu chứng sau phục hồi vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Cùng tìm hiểu những di chứng sau khỏi bệnh COVID-19 là gì để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như những người xung quanh nhé!

Bạn đang đọc: Những di chứng của COVID-19 và một số lưu ý quan trọng sau khi khỏi bệnh

1. Những di chứng sau khi khỏi bệnh COVID-19

Các chuyên gia y tế thuộc Đại học Y khoa Chicago, Mỹ đã thống kê và đưa ra nhận định: đối với những ca bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh và không để lại di chứng. Tuy nhiên với những ca bệnh nặng vẫn có thể gặp phải một số di chứng.

Các bác sĩ với đồ bảo hộ bịt kín trong khu vực chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 (Ảnh: Internet).

COVID-19 là bệnh đa hệ thống, ảnh hưởng đến rất nhiều chức năng của toàn bộ cơ thể như hệ hô hấp, tim mạch, miễn dịch, thần kinh, xương khớp… Theo thống kê, nhiều trường hợp sẽ gặp phải những triệu chứng như ho nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ… Chức năng phổi có dấu hiệu bị tổn thương và khó trở về trạng thái như ban đầu.

Kết quả nghiên cứu từ những bệnh viện lớn cho thấy:

  • Bệnh viện Princess Margaret ở Hồng Kông đã khảo sát 12 trường hợp bệnh nhân hồi phục sau khi điều trị khỏi bệnh COVID-19. Kết quả cho thấy: 3 trên tổng số 12 người gặp tình trạng khó thở, đồng nghĩa với chức năng phổi giảm từ 20-30%. Suy giảm chức năng hô hấp dẫn đến những hiện tượng khác như ho kéo dài, đau ngực, thở hụt hơi…
  • Bệnh viện Royal Free Hospital và Trường Y Đại học London của Anh nhận định: nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm trạng, trầm cảm, rối loạn lo âu ở các bệnh nhân từng mắc COVID-19 cao hơn 57% so với những người khác.
  • Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng đưa ra kết luận dựa trên số liệu nghiên cứu 420 bệnh nhân của Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, có đến ⅕ số bệnh nhân vẫn có biểu hiện tổn thương tim sau hồi phục.

Dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến kinh tế toàn xã hội. Hình ảnh tại một khu vực thuộc diện cách ly (Ảnh: Internet).

2. Một số lưu ý cần quan tâm với những bệnh nhân sau hồi phục COVID-19

Ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh nhân mắc COVID-19 cần khoảng 6 tuần để hồi phục, có thể lâu hơn nếu mắc thêm các bệnh nền nghiêm trọng cùng lúc. Sau khi được xác nhận là đã khỏi, bệnh nhân vẫn cần thêm một thời gian để ổn định lại sức khỏe trở về trạng thái bình thường.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân hồi phục sau COVID-19 cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất đạm. Đặc biệt nên hạn chế ăn đường do đường có khả năng ức chế hệ miễn dịch.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nhanh chóng phục hồi thể trạng (Ảnh: Internet).

Ngoài ra, hệ tiêu hoá chưa ổn định nên cần chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ và chọn cách chế biến mềm hơn bình thường để giảm tải cho hệ tiêu hoá nhé.

Thường xuyên tập thở

Để phổi nhanh chóng hồi phục, chắc chắn phải tập thở. Đơn giản chỉ là cách hít vào và thở ra. Không nên tập quá sức trong những ngày đầu bình phục để hạn chế tác động khi thể trạng còn yếu. Bĩnh tĩnh nhưng kiên trì và tập luyện đều đặn hàng ngày nhé.

Tìm hiểu thêm: 8 cách chữa khan tiếng hiệu quả nhất tại nhà

Video hướng dẫn tập phục hồi phổi, do Bác sĩ Calvin Q. Trịnh – bệnh viện 1A thực hiện (Ảnh: Internet).

Luyện tập phục hồi thể trạng

Lựa chọn những động tác nhẹ nhàng, vận động cơ thể để nhanh chóng phục hồi thể trạng. Tránh những bài tập đòi hỏi nhiều sức lực.

Luyện tập những động tác nhẹ nhàng để phục hồi thể trạng (Ảnh: Internet).

Cân bằng tâm lý, giữ tinh thần tích cực

Một trong những di chứng sau khi khỏi bệnh COVID-19 là có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý. Chính vì vậy, bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, không hoảng sợ. Ngủ đủ giấc, tập trung phục hồi sức khỏe và luyện tập để phục hồi các chức năng cơ thể như bình thường. Hãy cố gắng tự điều chỉnh tinh thần của mình bằng các hoạt động tích cực nhất nhé.

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn Okinawa là gì và có giúp bạn tăng tuổi thọ hay không?

Luôn giữ suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan (Ảnh: Internet).

Cả thế giới đang chung tay gồng mình chống dịch và từng bước kiểm soát được tình hình dịch bệnh với số liệu khả quan: số ca lây nhiễm giảm dần, số bệnh nhân hồi phục ngày càng cao. Như bất kỳ căn bệnh nào khác, những di chứng sau khi hồi phục là điều không tránh khỏi. Chúng ta hãy trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và chính xác nhất, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các độc giả của Kinhnghiem360.edu.vn luôn vui tươi. Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng mình để cập nhật thông tin mới nhất nhé.

Một số bài viết cùng chuyên mục có thể hữu ích với bạn:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *