Trong thời gian mang thai, các mẹ không chỉ phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi trong những giai đoạn thích hợp. Ở bài viết này, Kinhnghiem360.edu.vn sẽ chỉ ra cho các mẹ những thực phẩm cần hạn chế trong thai kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh nha!
Dinh dưỡng đúng trong thai kỳ phải đảm bảo tránh sử dụng các chất không dinh dưỡng và có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào, có thể làm hại sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ở người bình thường, cơ thể luôn có cơ chế chuyển hoá và lọc thải các chất không mong muốn này nếu nồng độ của chúng tăng lên trong máu. Nếu lượng độc chất xâm nhập vào cơ thể ít, trong khả năng lọc thải của cơ thể, có thể xem là an toàn vì không làm tổn hại đến sức khỏe. Ngược lại, nếu nồng độ vượt trên khả năng lọc thải của cơ thể thì sẽ ứ đọng các chất này và có nguy cơ gây ra tổn hại cho tế bào. Trong thai kỳ, nếu điều này xảy ra thì hậu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và chức năng của thai nhi, hậu quả thường là di chứng suốt đời.
Caffeine
Caffein có nhiều trong cà phê, trà, nước tăng lực,… Caffein có tác dụng kích thích hoạt động thần kinh và chuyển hóa tế bào, gia tăng tốc độ tổng hợp protein chức năng. Sử dụng nhiều caffein trong thai kỳ có thể gây kích thích thần kinh, tim mạch, huyết áp,… cho mẹ. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong ba tháng đầu thai kỳ.
Đồ có cồn
Không có nồng độ cồn nào được coi là an toàn cho thai nhi, đặc biệt là với tế bào thần kinh và gan. Vì vậy thai phụ cần kiêng cữ tất cả các thức ăn thức uống có cồn như: Rượu, bia, nước trái cây lên men, thực phẩm lên men rượu,
Strychnine
Strychnine là một hợp chất có tác dụng kích thích tăng co thắt cơ trơn, thường có nhiều trong các loại thực vật họ cà (cà pháo, cà bát,…). Strychnine có thể bị huỷ trong quá trình chế biến như muối chua, nấu chín,… tuy nhiên với thai phụ nên ăn càng ít càng tốt.
Nicotin
Nicotin có thể gây biến đổi cấu trúc tế bào ngay từ trong bào thai. Thai phụ được khuyến cáo là không hút, nhai, xỉa,… thuốc lá trong suốt thai kỳ. Lưu ý là khi hút thuốc thụ động (hít khói thuốc lá do người khác hút thải ra) cũng gây tăng nicotion trong máu tương đương với hút thuốc chủ động. Khoảng cách được xem là an toàn giữa thai phụ với người hút thuốc chủ động là trên 5m.
Các glycoside
Có trong các loại thực phẩm thực vật như: Khoai mì, măng, củ dền,… Các glycose này sẽ phong tỏa hemoglobin trong hồng cầu, làm giảm khả năng kết hợp với oxy, gây thiếu oxy nếu nồng độ tăng cao trong máu. Các glycoside này có thể bị mất đi bằng phản ứng thủy phân (ngâm lâu, nấu trong nước, hấp hơi và xả để hơi bay đi nhiều lần trong khi chế biến,…). Tuy nhiên các thực phẩm nói trên vẫn phải hạn chế ở phụ nữ mang thai.
Chất chuyển hóa do thoái biến chất đạm (myotoxin, histamin,…)
Chất chuyển hóa do thoái biến chất đạm làm tăng nguy cơ dị ứng và ngộ độc ở thai phụ. Các chất này chủ yếu có trong các loại thực phẩm giàu đạm được bảo quản không đúng quy cách, nhất là các loại hải sản.
Các độc chất có sẵn trong thực phẩm
Các độc chất có sẵn trong thực phẩm như tetradoxin có trong thịt cá nóc, hepadoxin có trong gan cá nóc, bufogin, bufidin, bufonin có trong gan, trứng cóc, solanin trong khoai tây mọc mầm, aflatoxin có trong ngũ cốc bị nấm mốc,…
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
- Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – Nhà xuất bản Y học.