PTSD là chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Trước đây PTSD được biết tới là căn bệnh của cựu quân nhân vì những cảnh bạo lực tàn khốc ở trên chiến trường. Ngày nay PTSD phổ biến không chỉ ở các cựu quân nhân mà còn khá phổ biến với giới trẻ. Dưới đây sẽ là những điều bạn cần biết về căn bệnh này, hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
1. Nguyên nhân gây ra PTSD
PTSD (Post Traumatic Stress Disorder, tức rối loạn căng thẳng sau sang chấn) được gây ra bởi rất nhiều lý do và nguyên nhân có thể khôn lường nếu không được điều trị kịp thời. Chứng rối loạn căng thẳng này có thể xuất hiện nếu người bệnh:
- Trải qua sự kiện đau thương như là sự ra đi của người thân
- Trải qua sự kiện kinh hoàng như bạo lực gia đình, chiến tranh
- Bị xâm hại tình dục
- Trải qua sự kiện tai nạn
- Trẻ em/ người lớn từng bị gia đình bỏ rơi, hắt hủi
Những người dễ mắc PTSD trước đây thường là cựu quân nhân. (Ảnh: Internet)
2. Triệu chứng của PTSD
Những triệu chứng này đều sẽ gây ra những phản ứng và thói quen về dài lâu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như gián đoạn những hoạt động bình thường của người mắc bệnh bao gồm sốc, giận dữ, căng thẳng và sợ hãi. Tất cả những phải ứng này đều rất bình thường trong 1-3 tháng đầu sau khi những sự kiện nêu trên được xảy ra.
Nếu sau khoảng 3 tháng người bị ảnh hưởng vẫn có những phản ứng như trên thì cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Sau đây sẽ là chi tiết về những triệu chứng của bệnh:
Có dấu hiệu hồi tưởng
Không chỉ là những suy nghĩ về sự kiện gây sang chấn mà còn bao gồm cả ảo giác, ác mộng và những biểu tượng làm người bệnh liên tưởng hoặc nhớ đến sự kiện đó.
Nhạy cảm với môi trường xung quanh
Người bệnh lúc này sẽ dần mất đi hứng thú với những sở thích và thờ ơ với những hoạt động hàng ngày của họ. Kèm theo đó là những cơn mất ngủ liên miên, tức giận, cáu gắt, mất tập trung, dễ giật mình và tăng huyết áp.
Rối loạn nhận thức
Đối với những người bị rối loạn căng thẳng một thời gian dài sẽ có thể ảnh hướng đến nhận thức của người mắc bệnh này. Đối với trẻ nhỏ, PTSD có thể gây chậm phát triển nhận thức và phản xạ.
3. Phương pháp trị liệu
Hiện nay ở Việt Nam những dịch vụ điều trị các bệnh tâm lý còn khá ít và cũng rất đắt, hơn thế nữa cũng chưa được phổ biến nên sẽ rất khó khăn để chẩn đoán và trị liệu. Ngoài uống thuốc, hiện nay có khá nhiều cách và đa dạng hình thức tâm lý trị liệu được áp dụng cho những người có triệu chứng PTSD.
1. Phương pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy)
- Học cách nhận thức bản thân
- Thay đổi tư duy để tránh cảm xúc và hành vi tiêu cực
2. Liệu pháp tiếp xúc dài hạn (Prolonged exposure therapy)
Cho người bệnh tiếp xúc với đồ vật hoặc tình huống gây ra lo lắng trong môi trường được kiểm soát. Điều này giúp người bệnh trở nên thoải mái hơn khi tiếp xúc nhiều với những trường hợp gây ra lo lắng.
3. Tâm động học (Psychodynamic therapy)
Giúp người bệnh nhận ra giá trị của bản thân và cảm xúc khi sự kiện được xảy ra.
4. Liệu pháp gia đình (Family therapy)
Tất cả thành viên trong gia đình sẽ tham gia vì người mắc PTSD có thể ảnh hưởng tới những thành viên khác trong gia đình.
5. Giải mẫn cảm bằng cử động nhãn cầu và tái nhận thức (Eye movement desensitization and reprocessing – EMDR)
Phương pháp giúp người bệnh giảm bớt lo âu, căng thẳng liên quan đến những sự kiện, ký ức gây ra PTSD. Hiện nay phương pháp này được áp dụng rất nhiều để điều trị ám ảnh và các rối loạn khác.
PTSD là một bệnh tâm lý nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm vì nó có thể gây ảnh hướng đến cuộc sống đời thường của người mắc phải. Thường xuyên tập thể dục và duy trì chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi sẽ giảm đáng kể những bệnh tâm lý có thể xảy ra với bạn. Bạn hãy tham khảo thêm video dưới đây để hiểu rõ về PTSD hơn nhé:
Hãy đón xem nhiều thông tin thú vị được Kinhnghiem360.edu.vn cập nhật mỗi ngày bạn nhé!