Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì ? Tưởng không hại mà thực ra hại không tưởng

Bước vào tuổi dậy thì, các bạn trẻ sẽ có rất nhiều những thay đổi không chỉ về sinh lý mà cả tâm lý và cảm xúc. Sự nhạy cảm về tâm lý vào thời điểm này nếu thường xuyên gặp phải tác động mạnh hoặc những vấn đề khiến cảm xúc bị đảo lộn, rất có thể sẽ dẫn đến các hội chứng rối loạn tâm lý, thậm chí để lại hậu quả nặng nề. Vậy biểu hiện của chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì là gì và làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì ? Tưởng không hại mà thực ra hại không tưởng

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì là gì?

Rối loạn tâm lý là các biểu hiện của sự mất kiểm soát trong việc điều khiển cảm xúc, hành vi. Người mắc rối loạn có cảm xúc diễn biến thất thường, thường xuyên trong trạng thái lo âu hoặc bực tức với mọi thứ xung quanh. Những biểu hiện này xảy ra trong thời gian tuổi dậy thì của trẻ em sẽ tạo nên những rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.

Vì tuổi dậy thì là khoảng thời gian vô cùng non nớt, những triệu chứng này nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến hậu quả nặng nề trong tương lai.

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân của rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể thay đổi hormone và bắt đầu có những đặc điểm của sự trưởng thành, đi kèm với đó là sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc với mọi thứ xung quanh. Bất cứ tác động nào cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra các hội chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì, nổi bật nhất là các nguyên nhân sau:

  • Các bé phát triển sớm, có những đặc điểm dậy thì sớm hơn bạn bè có thể bị các bạn xung quanh để ý và trêu chọc, từ đó gây ra sự lo âu và chán ghét chính bản thân mình.
  • Việc học tập quá căng thẳng nhưng không có ai để chia sẻ và giãi bày, lâu dần có thể dẫn đến stress hoặc trầm cảm.
  • Cha mẹ không quan tâm đến cảm xúc của con cái hoặc nghĩ rằng những vấn đề của trẻ nhỏ là chuyện bình thường và ít có sự chăm sóc hỏi han. Điều này rất dễ làm cho trẻ trở nên tự ti, không dám bày tỏ cảm xúc và luôn trong trạng thái khép mình.
  • Ngoài ra, một số chấn thương tâm lý như cha mẹ li dị, bị bỏ rơi, bị xâm hại lạm dụng… cũng rất dễ dẫn đến các hội chứng rối loạn tâm lý và để lại hậu quả nặng nề

Nguyên nhân đến từ sự thay đổi tâm sinh lý (Nguồn: Internet).

Biểu hiện của rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

  • Trẻ thường xuyên trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, không muốn tiếp xúc với cha mẹ cũng như mọi người xung quanh
  • Hay cáu gắt, chửi bới và gây sự với mọi người. Thậm chí nhiều bạn còn hỗn láo và có các hành vi bạo lực với chính người thân trong gia đình mình
  • Thành tích học tập giảm sút, lười biếng, nhác học, có các biểu hiện nghiện game hoặc dùng các thiết bị điện tử quá mức
  • Tâm lý của trẻ trở nên thất thường, dễ khóc dễ buồn và có trạng thái thờ ơ, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh
  • Không nghe lời người lớn và thường xuyên có những hành động đi ngược lại lời cha mẹ, thầy cô dạy bảo

Không nghe lời, buồn rầu, dễ bực tức… (Nguồn: Internet).

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì gây ra hậu quả gì?

Rối loạn tâm lý ở tuổi vị thành niên rất dễ để lại hậu quả nặng nề vì trẻ còn chưa có kinh nghiệm để tự mình cân bằng lại tâm lý và cảm xúc, hành vi. Các hội chứng hay các bệnh tâm lý là những hậu quả có thể nhận thấy một cách rõ rệt nhất.

Stress hoặc trầm cảm

Nếu các bạn trẻ ở trong trạng thái rối loạn tâm lý hoặc chấn thương cảm xúc quá lâu đều có thể dẫn đến stress nặng, thậm chí trầm cảm. Stress hay trầm cảm sẽ khiến con người ta luôn cảm thấy bi quan, buồn bã không rõ nguyên nhân, thậm chí cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa và có thể tự tìm đến cái chết.

Stress và trầm cảm sẽ làm chất lượng cuộc sống tinh thần của con người giảm đi rất nhiều và dễ dẫn đến những tác hại khôn lường.

Stress hay trầm cảm là hậu quả thường thấy (Nguồn: Internet).

Rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi cũng là một hậu quả của rối loạn tâm lý. Các bạn trẻ mắc hội chứng này sẽ không thể kiểm soát và điều khiển được những hành động mà mình thực hiện. Họ cũng rất dễ lâm vào trạng thái bộc phát, tức là não bộ chưa kịp suy xét thì tay chân đã tự thực hiện hành động. Điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến hành vi bạo lực, thậm chí tự làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giàu carotenoid giúp gì cho sức khỏe của phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên?

Không kiểm soát được hành vi của bản thân (Nguồn: Internet).

Dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội

Những trẻ bị rối loạn tâm lý thường rất nhạy cảm và dễ bị dụ dỗ bằng những lời lẽ ngon ngọt. Ở độ tuổi dậy thì, phần lớn các bạn trẻ đều chưa phát triển đầy đủ về cả nhận thức và tâm sinh lý, vì thế sẽ chưa đủ khả năng để phân biệt được ai tốt ai xấu, việc nào đúng việc nào sai. Nếu không có bố mẹ hay thầy cô ở bên bảo ban, chỉ dạy rất có thể rơi vào bẫy của những kẻ xấu và dính phải các tệ nạn xã hội.

Dễ dính phải các thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội (Nguồn: Internet).

Không kiếm soát được chế độ ăn uống

Rối loạn tâm lý thường sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, cảm giác chán ăn, đau bụng hoặc buồn nôn dẫn đến sụt cân, thể chất yếu kém. Một vài trường hợp khác lại ăn uống quá đà dẫn đến thừa cân, béo phì, thậm chí rất nhiều các bệnh khác liên quan đến sức khoẻ thể chất.

Ăn uống, sinh hoạt thất thường (Nguồn: Internet).

Phòng tránh rối loạn tâm lý tuổi dậy thì như thế nào ?

  • Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến con cái nhiều hơn, chăm sóc, hỏi han những việc xảy ra quanh con hàng ngày để có thể an ủi, động viên, lo lắng kịp thời
  • Cha mẹ cũng không nên quát tháo, đánh đập trẻ vì những điều này rất dễ để lại những “bóng ma tâm lý”. Hãy khuyên răn, dạy bảo nhẹ nhàng để trẻ cảm nhận được sự lo lắng và sẵn sàng nghe theo lời dạy của cha mẹ
  • Nếu cảm thấy con cái có những hành vi hoặc cảm xúc bất thường, hãy đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý khi cần thiết.
  • Các bạn trẻ nên chủ động tâm sự với cha mẹ hoặc bạn bè, người thân khi có những khúc mắc về tâm lý, tình cảm.

>>>>>Xem thêm: Trẻ xì hơi nhiều có phải bệnh về tiêu hóa? Cách xử lý như thế nào?

Cha mẹ nên ở bên con trong giai đoạn này (Nguồn: Internet).

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề trên Kinhnghiem360.edu.vn:

  • Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
  • Trầm cảm và những điều bạn nhất định phải biết: nguyên nhân, các dấu hiệu và phương pháp điều trị

Trên đây là một số các biểu hiện, tác hại và cách phòng tránh rối loạn tâm lý tuổi dậy thì. Mong rằng các bậc cha mẹ cũng như các bạn trẻ hãy luôn chú ý đến việc xây dựng và bảo đảm chất lượng đời sống tinh thần, để khoảng thời gian vị thành niên diễn ra một cách lành mạnh và tốt đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *