Xông hơi là phương pháp dân gian được lưu truyền lâu đời. Xông hơi đúng cách mang lại nhiều hiệu quả thư giãn, giúp tinh thần thoải mái và giảm mệt mỏi. Một số căn bệnh thông thường như cảm, ho, đau đầu nhẹ có thể sử dụng biện pháp xông hơi để điều trị mà không cần dùng thuốc. Kinhnghiem360.edu.vn xin chia sẻ một số tác dụng của xông hơi trong bài viết dưới đây thường dùng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Theo y học phương Đông, xông hơi là một trong những phương pháp chữa bệnh và giải độc cơ thể rất hiệu quả. Hơi nước từ nồi nước xông bốc lên có tác dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết, tác động tốt đến hệ hô hấp. Hơn nữa còn giúp đào thải các hàn khí ra ngoài theo tuyến mồ hôi.
Phương pháp này được đánh giá cao vì có khả năng chữa bệnh và hồi phục sức khỏe hiệu quả. Do hơi nóng từ nước xông kích thích tuyến bã nhờ hoạt động, lỗ chân lông sẽ mở ra nhờ đó các bụi bẩn, cặn bã, độc tố tích tụ ở lỗ chân lông sẽ theo tuyến mồ hôi thoát ra ngoài.
Xông hơi giúp sưởi ấm cơ thể và thư giãn tinh thần, có tác dụng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Xông hơi sẽ càng phát huy tác dụng khi sử dụng các loại dược liệu dân gian như lá sả, lá bưởi, gừng, kinh giới, tía tô, bạc hà… Vì tinh dầu có trong các loại dược liệu này có tính sát khuẩn cao, tác động đến đường hô hấp sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
Tác dụng của liệu pháp xông hơi
Xông hơi giải cảm, giảm đau đầu
Đối với những bệnh cảm nhẹ, đau đầu thông thường có thể áp dụng xông hơi với các dược liệu như sả, gừng, tía tô, bạc hà, chanh… giúp giải cảm, làm dịu cơn đau đầu và chóng mặt. Hơi nóng từ nồi xông cùng với tinh dầu của dược liệu làm giãn nở các mạch máu, điều hòa khí huyết sẽ hỗ trợ quá trình đào thải độc tố. Đặc biệt, sau khi xông, da trở nên mềm mại và mát dịu hơn, giúp cơ thể được thư giãn.
Nguyên liệu dùng để xông hơi giải cảm:
- 5 cây sả, cắt khúc khoảng 10cm (nếu bạn không thích mùi sả có thể dùng lá bạc hà hay gừng hoặc lá tía tô tùy ý).
- 1 quả chanh.
- Nồi nấu nước xông
Đào thải độc tố
Trong quá trình ăn uống đã khiến cơ thể chúng ta lưu trữ nhiều độc tố. Vì vậy hãy thực hiện việc ăn uống lành mạnh và đảm bảo vệ sinh, bên cạnh đó cũng cần duy trì xông hơi đều đặn 2 lần/tuần sẽ hỗ trợ giải trừ độc tố trong cơ thể thông qua tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, việc đào thải chất độc do gan đảm nhiệm là chủ yếu nên cần kết hợp ăn uống các loại thực phẩm có tác dụng giải độc và tăng cường chức năng cho gan để đạt hiệu quả cao hơn.
Giảm cân
Nếu thực hiện xông hơi đúng cách và duy trì đều đặn khoảng 2 lần/tuần cũng có tác dụng giảm cân, giữ dáng, vì lượng mồ hôi tiết ra rất nhiều, hơi nóng từ nước xông sẽ phân hủy một lượng mỡ thừa nhất định để điều hòa thân nhiệt làm cho cơ thể thon gọn hơn. Bạn cũng cần tập luyện hình thể và ăn uống điều độ thì việc giảm cân không phải là vấn đề nan giải.
Tác dụng cho hệ hô hấp
Đối với hệ hô hấp xông hơi cũng phát huy được tác dụng vốn có của mình, không khí nóng làm tăng cường cung cấp máu cho lớp niêm mạc đường hô hấp, giúp tái tạo biểu mô và lưới mao mạch trong phổi. Nhờ tác động của nhiệt, các ống phế quản giãn rộng từ đó việc hít thở sẽ dễ dàng hơn.
Làm sạch và thư giãn da
Được xem là phương pháp làm sạch da hiệu quả, xông hơi làm tăng tiết mồ hôi và giãn nở lỗ chân lông giúp làm sạch bụi bẩn trên da. Hơn nữa hơi nước xông sẽ làm ấm da, có tác dụng giúp tăng lưu lượng máu đến da, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái hơn.
Cách xông hơi chữa bệnh cảm nhẹ và đau đầu
Chuẩn bị
- 5 cây sả, cắt khúc khoảng 10cm (nếu bạn không thích mùi sả có thể dùng lá bạc hà hay gừng hoặc lá tía tô tùy ý).
- 1 quả chanh.
- Nồi nấu nước xông
Sả có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp. (Nguồn: Internet)
Tiến hành
Bước 1: Cho sả, chanh vào nồi nấu trong 10 phút, khi nước sôi và có mùi thơm thì tắt lửa.
Bước 2: Lấy tấm chăn trùm kín người và để nồi nước xông trước mặt cách 25cm, xông khoảng 15 phút cho nước sả xông lên khắp người.
Bước 3: Sau khi xông hơi nên dùng khăn mềm lau sạch mồ hôi, không nên tắm ngay vì lúc này lỗ chân lông đang mở to dễ gây nhiễm phong hàn.
Ngoài ra cũng theo cách làm trên, bạn có thể áp dụng xông hơi cho việc đào thải độc tố hay thư giãn và làm sạch da mặt hoặc trong liệu trình giảm cân. Duy trì đều đặn 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt. Có thể thay đổi những dược liệu khác như lá bạc hà, tía tô, kinh giới, gừng, vỏ cam, vỏ bưởi, trà xanh.
Vấn đề cần lưu ý khi xông hơi
- Đối với những người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, ngoài da, ra nhiều mồ hôi, phụ nữ mang thai, sốt cao, thể trạng yếu sau ốm hoặc sau khi uống nhiều rượu, bia không nên áp dụng biện pháp xông hơi.
- Sau khi xông hơi không nên tắm ngay dù là nước ấm hay nước lạnh để không bị sốc nhiệt và ứ nước có thể gây cảm nặng hơn.
- Đối với xông da mặt cần giữ khoảng cách với nồi nước xông khoảng 25 – 30cm và chỉ xông từ 10 – 15 phút, thực hiện 2 lần/tuần. Sau khi xông lấy khăn mềm thấm mồ hôi nhẹ nhàng. Bạn cũng cần tẩy trang và làm sạch da để lấy đi lớp bụi bám trên bề mặt da trước khi xông.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tương tự:
Ngoài việc chữa bệnh xông hơi cũng được áp dụng cho mục đích thư giãn tinh thần, vì vậy đây cũng là phương án cho giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Hãy tiến hành ngay khi có thể hoặc tranh thủ dịp cuối tuần sau những ngày miệt mài với công việc.
Bạn cũng đừng quên truy cập Kinhnghiem360.edu.vn thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!