Táo bón – Căn bệnh khó nói không của riêng ai

Táo bón được coi là căn bệnh phổ biến và thường gặp về đường tiêu hóa. Ở xã hội hiện nay, táo bón đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Táo bón kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bạn đang đọc: Táo bón – Căn bệnh khó nói không của riêng ai

Táo bón có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người cao tuổi với tỷ lệ 35- 40%. Nữ giới dễ mắc bệnh này cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Để biết nhiều hơn về căn bệnh táo bón, các bạn hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!

1. Táo bón là bệnh gì?

Mức độ táo bón (Nguồn: Internet)

Táo bón được coi là một dạng rối loạn tiêu hóa, gặp khó khăn trong việc đi đại tiện (thường là trên 3 ngày với người lớn và dưới 3 lần 1 tuần với trẻ em).

Táo bón có triệu chứng đi đại tiện phân khô và cứng; buồn đi đại tiện mà không đi được; khi đi đại tiện phải rặn mạnh; thời gian đi đại tiện lâu, hay nhiều ngày mới đi một lần.

Việc tích tụ độc tố lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm trực tràng, dễ gây ung thư đại tràng và trực tràng. Táo bón lâu ngày còn là dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ. Phân không đào thải ra ngoài sẽ làm cản trở tuần hoàn, có thể gây trĩ nội và trĩ ngoại.

2. Táo bón có mấy loại?

Táo bón được chia làm 2 loại:

  • Táo bón thực thể: do tổn thương chức năng hay cấu trúc ở đường tiêu hóa.
  • Táo bón chức năng: chiếm gần 95% do rối loạn chức năng hay chế độ sinh hoạt không hợp lý.

3. Nguyên nhân dẫn đến táo bón là gì?

Tìm hiểu thêm: Viêm thanh quản cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng bệnh

Hình minh họa táo bón (Nguồn: Internet)

Táo bón thường do:

  • Không uống đủ nước.
  • Ăn ít chất xơ.
  • Lười vận động.
  • Bị các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Nhịn đi đại tiện.
  • Ăn kiêng.
  • Mang thai.
  • Mắc các bệnh về tâm lý: trầm cảm, lo lắng quá mức, căng thẳng kéo dài…

4. Dấu hiệu bị táo bón là gì?

Các dấu hiệu thường gặp khi táo bón:

  • Có cảm giác khó chịu sau khi đi đại tiện.
  • Phân cứng, khô hay rời rạc thành từng cục.
  • Đi đại tiện thưa hơn 3 ngày với người lớn và dưới 3 lần 1 tuần với trẻ em.
  • Phải dùng tay ấn bụng khi đi đại tiện.
  • Gặp khó khăn trong khi đi đại tiện.
  • Bụng hay đau âm ỉ, quặn thắt; cứng bụng.
  • Phân lẫn máu và có hạt lổn nhổn.

5. Ai có nguy cơ bị táo bón?

>>>>>Xem thêm: Người bệnh tiểu đường nên dùng loại trái cây gì? Lựa chọn đúng để hỗ trợ điều trị bệnh

Táo bón (Nguồn: Internet).

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị táo bón nhưng nguy cơ cao hơn ở các đối tượng:

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.

Người cao tuổi.

Người ăn ít hoặc không ăn các thực phẩm cung cấp chất xơ.

Người mắc bệnh lý có liên quan đến hậu môn hay trực tràng.

Người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, rối loạn ăn uống, trầm cảm,…

  1. Các biến chứng khi bị táo bón là gì?

Bị bệnh trĩ (sưng các tĩnh mạch bên trong và xung quanh hậu môn).

Nứt hậu môn.

Ứ đọng phân trong đại tràng.

Tắc ruột hay viêm ruột.

Sa trực tràng (trực tràng giãn ra và nhô ra ngoài hậu môn).

Giảm sức đề kháng.

7. Một số cách trị táo bón mà bạn có thể tham khảo

  • Tăng cường các thực phẩm cung cấp chất xơ trong các bữa ăn như ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt,…
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất từ 15-30 phút mỗi ngày.
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân và làm sạch đường tiêu hóa.
  • Bổ sung thêm sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa ăn.
  • Không nhịn đi đại tiện.
  • Cố gắng tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày.
  • Tránh các chất có chứa caffeine, bia rượu,…

Bạn có thể tham khảo một số bài tập chữa táo bón tại nhà ở video này:

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh táo bón. Bạn hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin về bệnh thường gặp nhé!!!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *