Tình trạng biếng ăn, đau họng và khó nuốt ở bệnh nhân ung thư: Cách giải quyết thế nào?

Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm thay đổi thói quen và nhu cầu ăn uống, làm mất cảm giác thèm ăn, ngon miệng, gây đau họng và khó nuốt. Ở người bệnh ung thư, chán ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị ung thư. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhá!

Bạn đang đọc: Tình trạng biếng ăn, đau họng và khó nuốt ở bệnh nhân ung thư: Cách giải quyết thế nào?

Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là tình trạng bệnh nhân không muốn ăn hoặc không có cảm giác hứng thú với thức ăn. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng biếng ăn như: Do tác dụng phụ của thuốc điều trị, do chính bản thân bệnh ung thư hoặc do tâm lý lo lắng.

Chúng ta cần làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn?

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa lớn.
  • Ăn nhiều hơn khi có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là vào bữa sáng.
  • Uống ít nước trong bữa ăn để giảm cảm giác no.
  • Luôn giữ đồ ăn vặt (bánh, sữa, trái cây, các loại hạt/đậu) bên cạnh ngay cả khi ra ngoài để có thể ăn bất cứ lúc nào khi có cảm giác thèm ăn.
  • Tăng cường protein và năng lượng trong thức ăn để cung cấp đủ nhu cầu chất đạm và năng lượng cho cơ thể.
  • Sử dụng sữa cao năng lượng. Sữa cao năng lượng là sữa cung cấp nhiều hơn 1kcal/1ml sữa với thành phần dinh dưỡng cân đối. Ví dụ như: Ensure Plus Advance, Forticare, Fortimel, Prosure,… có thể được dùng để thay thế bữa ăn.

Sử dụng sữa cao năng lượng để thay thế bữa ăn (Nguồn: Internet)

  • Uống đủ nước trong ngày. Tốt nhất là nên chọn các loại nước có cung cấp năng lượng hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng như nước trái cây, sinh tố, sữa,…
  • Thực phẩm mềm, lạnh như sinh tố, rau câu, bánh flan thường dễ ăn hơn.
  • Tận hưởng những món ăn yêu thích với người thân.
  • Vận động nhiều hơn khi điều kiện sức khỏe cho phép như cử động chân tay khi nằm tại giường, đi lại nhẹ nhàng trong phòng,…
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, sống lạc quan, tích cực, yêu đời.

Nguyên nhân của tình trạng đau họng và khó nuốt

Hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu cổ làm tổn thương các tế bào niêm mạc ở họng và thực quản, làm cho vùng này bị lở loét, sưng và đau khi nuốt.

Bệnh nhân cần làm gì để cải thiện tình trạng ăn uống khi đau họng và khó nuốt?

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn.
  • Thực phẩm mềm như bún, cá phi lê, thịt thăn,… và những thực phẩm nấu chín kỹ thường dễ nhai và ít gây tổn thương các vết loét.
  • Chế biến thực phẩm ở dạng mềm, ướt thay cho dạng cứng, khô. Chẳng hạn như: Phi lê cá hấp nước tương thay cho phi lê cá tẩm bột chiên giòn.
  • Đối với thực phẩm ở dạng khô cứng thì có thể cho thêm nước sốt hoặc chất lỏng để làm mềm ẩm thực phẩm. Ví dụ: Cá chiên sốt cà hay bánh mì chấm sữa.

Tìm hiểu thêm: Bệnh giời leo là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh giời leo hiệu quả nhất

Nên ăn thực phẩm mềm thay cho thực phẩm cứng (Nguồn: Internet)

  • Cắt thực phẩm thành những miếng nhỏ để làm giảm bớt quá trình nhai, xé thực phẩm ở khoang miệng hoặc có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn.
  • Lựa chọn thực phẩm dễ nhai và dễ nuốt.
  • Dùng ống hút để hút thức ăn lỏng như cháo, sữa, súp xay, sinh tố,…
  • Duy trì tư thế ngồi thẳng trong lúc ăn và nên đi lại hoặc ngồi ít nhất 30 phút sau ăn.

Những thực phẩm nào cần tránh khi đau họng và khó nuốt?

  • Thực phẩm có vị chua như cam, chanh, tắc,…
  • Các loại gia vị như tiêu, ớt, hành, gừng, cà ri,…
  • Thức ăn hay đồ uống còn nóng.
  • Thực phẩm cứng như rau củ quả sống (cà rốt sống), snack khoai tây, các loại bánh,…
  • Thức uống chứa cồn như bia, rượu, nước trái cây, trà hay cà phê lên men,…
  • Khói thuốc lá.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân cần gặp bác sĩ khi có triệu chứng của tình trạng nuốt không an toàn, gia tăng nguy cơ sặc thức ăn vào đường hô hấp như:

>>>>>Xem thêm: Giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn có thực sự hiệu quả, và cần lưu ý những gì khi bắt đầu chế độ ăn kiêng này?

Nếu có cảm giác nghẹt thở thì cần đi khám bác sĩ (Nguồn: Internet)

  • Khó nuốt
  • Cảm giác nghẹt thở.
  • Ho trong quá trình ăn hay uống.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

    Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
    2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – Nhà xuất bản Y học.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *