Tình trạng tăng cân ở bệnh nhân ung thư và gợi ý những thực phẩm dễ ăn cho người bệnh

Chúng ta thường thấy việc điều trị ung thư khiến bệnh nhân mệt mỏi, sút cân nghiêm trọng. Tuy nhiên trên thực tế có những bệnh nhân không bị sụt cân mà lại tăng cân. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm cách khắc phục trong bài viết này nha!

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân ở bệnh nhân ung thư

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tăng cân như:

  • Một số loại ung thư có khả năng gây tăng cân
  • Liệu pháp hormone, một số loại hóa trị, thuốc steroid,… Những phương pháp điều trị này cũng có thể gây ra tình trạng “tăng cân giả” do ứ nước

Tăng cân trong quá trình điều trị ung thư (Nguồn: Internet)

  • Một số phương thức điều trị làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích bệnh nhân ăn nhiều hơn so với nhu cầu
  • Giảm vận động nên dẫn đến giảm tiêu hao năng lượng

Bệnh nhân cần làm gì để cải thiện tình trạng tăng cân?

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện chế độ giảm cân trong quá trình điều trị ung thư. Bởi vì đa phần bệnh nhân ung thư cần duy trì cân nặng hiện tại trong suốt quá trình điều trị. Chỉ có một số ít trường hợp mới cần cân nhắc đến việc giảm cân như bệnh nhân béo phì nặng, vì béo phì làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp,… và làm tăng thêm nguy cơ của bệnh ung thư hiện tại.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như trái cây ít ngọt, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, khoai củ, yến mạch, bánh mì đen,…
  • Giảm chất béo
  • Lựa chọn thịt nạc
  • Lựa chọn sữa và các chế phẩm từ sữa đã được tách béo
  • Chế biến thức ăn bằng phương pháp sử dụng ít dầu như hấp, luộc, nướng thay vì chiên hay xào
  • Sử dụng ly, chén nhỏ khi ăn uống để giảm bớt khẩu phần ăn
  • Viết nhật ký ăn uống hằng ngày
  • Tăng cường vận động khi sức khỏe cho phép để đốt cháy năng lượng dư thừa

Gợi ý những món ăn, thức uống dễ chịu cho dạ dày

Súp

Nước hầm rau củ, xương (vớt béo). Các loại súp (có thể xay nếu cần) ngoại trừ súp làm từ thực phẩm sinh hơi như đậu đỗ, bông cải xanh, bắp cải

Thức uống

Nước ngọt nhưng bay hết gas, nước hương trái cây, nước ép rau củ, nước ép nho, nam việt quất (cranberry), nước uống thể thao, nước lọc, sữa, trà

Món chính

  • Ngũ cốc loại tinh chế như cơm trắng, bánh mì sandwich, bún, mì, nui, bánh quy,…
  • Các loại thịt mềm: Thịt bò, thịt gà (bỏ da),…
  • Cá, trứng, đậu hũ
  • Phô mai

Món tráng miệng

Sorbet dâu tây (Nguồn: Internet)

Trái bơ, chuối, bánh custard, bánh pudding, sữa chua, sữa đông đá, kem, thạch, sherbet, sorbet (kem đá xay từ nước trái cây hoặc nước ngọt)

Bữa ăn thay thế

Sữa cao năng lượng. Ví dụ như: Ensure Plus Advance, Forticare, Fortimel, Prosure,… có thể được dùng để thay thế bữa ăn.

Gợi ý những món ăn, thức uống dễ nhai và dễ nuốt

Món chính

  • Thức ăn dành cho em bé (cháo, bột, trái cây xay, bánh ăn dặm,…)
  • Casserole

Bánh casserole (Nguồn: Internet)

  • Salad cá ngừ, salad trứng, salad gà
  • Ngũ cốc tinh chế nấu chín (cháo, kem lúa mì, kem lúa gạo,…)
  • Phô mai cottage
  • Trứng luộc mềm hay trứng khuấy
  • Nui nấu với phô mai
  • Khoai tây nghiền
  • Bơ lạc (bơ đậu phộng)
  • Thức ăn xay
  • Súp
  • Thịt hầm
  • Bánh custard

Món tráng miệng

Bánh flan (bánh caramen), bánh pudding, trái cây mềm như: Chuối, xoài, đu đủ, trái cây xay, sinh tố trái cây, sherbet, sorbet (kem đá xay từ nước trái cây hoặc nước ngọt), thạch, milkshake, sữa chua

Bữa ăn thay thế

Sử dụng sữa cao năng lượng. Sữa cao năng lượng là sữa cung cấp nhiều hơn 1kcal/1ml sữa với thành phần dinh dưỡng cân đối.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM (2019)Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *