Triệu chứng viêm amidan cần nhận biết để chữa trị sớm

Viêm amidan là bệnh thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây nhiều khó chịu, bất tiện cho người mắc phải và cần được bác sĩ điều trị. Vậy hãy đọc bài viết sau để nhận biết được triệu chứng viêm amidan sớm nhất nhé!

VA là viết tắt của cụm từ tiếng pháp “Végétations Adénoides’’, hay còn được hiểu theo bản dịch chính quy quốc tế là amidan vòm (trong tiếng Anh dùng với tên gọi adenoid hoặc adenotonsillar).

Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở hai bên của mặt sau của cổ họng, chính xác là vị trí ngã tư hầu họng. Chúng hoạt động như một cơ chế bảo vệ để giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi yếu tố nhiễm trùng. Khi amidan bị nhiễm khuẩn, tình trạng này được hiểu là viêm amidan.

Amidan là hai hạch bạch huyết ở ngã tư hầu họng (Nguồn: Internet).

Triệu chứng viêm amidan là gì ?

Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh do nhiều loại virus, vi khuẩn phổ biến gây ra, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococus gặp trong bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn.

Viêm amidan thứ phát sau viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh này dễ chẩn đoán. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.

Những biểu hiện viêm amidan

  • Đau họng.
  • Nuốt khó.
  • Hơi thở hôi.
  • Sốt rét.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Nước tiểu ít, thẫm màu.
  • Đau nhói lên tai, đau tăng khi nuốt, khi ho.
  • Nhức đầu.
  • Lưỡi trắng, miệng khô, niệm mạc họng đỏ.
  • Amidan sưng to, viêm đỏ, có khi phát triển gần sát đường giữa.
  • Amidan có thể thấy đốm trắng hoặc vàng.
  • Ở trẻ nhỏ, bạn cũng có thể nhận thấy sự cáu kỉnh, quấy khóc, chán ăn, hoặc chảy nước dãi quá mức.

Đau họng là triệu chứng rất hay gặp khi viêm amidan (Nguồn: Internet).

Có hai loại viêm amidan

  • Viêm amidan tái phát: biểu hiện bởi nhiều đợt viêm amidan cấp tính mỗi năm.
  • Viêm amidan mãn tính: các đợt kéo dài hơn viêm amidan cấp tính, kèm các triệu của viêm họng mãn tính, hơi thở hôi, sờ thấy các hạch bạch huyết mềm ở cổ.

Triệu chứng viêm amidan thế nào nên đi gặp bác sĩ?

Trong những trường hợp hiếm hoi, viêm amidan có thể làm cho cổ họng phình to đến mức gây khó thở. Khi sử dụng đèn soi họng chính bạn có thể phát hiện được dễ dàng. Nếu điều này xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đi khám bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao hơn 103˚F (39,5°C).
  • Yếu cơ, mệt mỏi.
  • Cứng cổ.
  • Đau họng không biến mất sau hai ngày.

Đến gặp bác sĩ khi amidan của bạn sưng to quá mức (Nguồn: Internet).

Bạn có thể đặt mua đèn soi tai mũi họng gia đình để tiện dùng ở nhà tại đây.

Điều trị viêm amidan như thế nào?

Một số trường hợp viêm amidan nhẹ không nhất thiết phải điều trị, ví dụ khi nó là thứ phát sau một cơn cảm lạnh thông thường.

Điều trị các trường hợp viêm amidan nặng hơn có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Điều quan trọng là bạn không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi để tránh sự kháng thuốc không mong muốn. Hãy sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ.

Khi viêm amidan mãn tính và gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng nói, nuốt bạn có thể suy nghĩ tới phẫu thuật cắt bỏ (Nguồn: Internet).

Phẫu thuật cắt amidan là một thủ thuật khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay, cắt amidan chỉ được khuyến cáo cho những người bị viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm hoặc viêm amidan gây biến chứng.

Mẹo giảm viêm amidan tại nhà

  • Bạn nên ống nhiều nước.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần trong ngày.
  • Sử dụng viên ngậm họng.
  • Sử dụng máy làm ẩm để làm ẩm không khí trong nhà của bạn.
  • Mang khẩu trang khi đi ra đường để tránh khói, tránh bụi.

Với bài viết trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng giúp quý độc giả nhận biết được triệu chứng viêm amidan sớm để có hướng điều trị chính xác. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *