Tầm quan trọng của vận động thể lực và giấc ngủ đối với phát triển chiều cao của trẻ đã được nhắc đến trong nhiều báo cáo, nghiên cứu khoa học khác nhau. Thế nhưng các bậc phụ huynh vẫn còn chưa quan tâm đúng mức và làm mất đi cơ hội cao lớn tối đa của trẻ. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm cách khắc phục nha!
Vì sao các em phải vận động thể lực?
Vận động thể lực thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho các em như:
- Phát triển cơ xương giúp các em cao lớn hơn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng thừa cân – béo phì.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, hô hấp.
- Giảm lo âu, chống trầm cảm.
- Cải thiện kết quả học tập.
- Phát triển các kỹ năng xã hội như kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo, đồng cảm,…
Các hình thức vận động thể lực
Trẻ từ 6 đến 17 tuổi nên được vận động mức độ trung bình đến nặng mỗi ngày ít nhất 60 phút. Cường độ trung bình là cường độ các em có thể nói chuyện nhưng không hát được. Còn cường độ nặng là cường độ làm các em nói chuyện ngắt quãng. Mỗi hình thức vận động đều có những lợi ích riêng. Chính vì vậy, tốt nhất là các em nên phối hợp cả 3 loại sau đây:
- Hoạt động thể lực hiếu khí (aerobic): 60 phút hoặc hơn mỗi ngày. Nên tập những động tác hoạt động thể lực hiếu khí từ mức độ trung bình đến nặng và nên tập thể dục ở mức độ nặng ít nhất 3 ngày/tuần. Hoạt động thể lực hiếu khí (aerobic) là những vận động nhịp nhàng của các cơ lớn để duy trì hoạt động trong một khoảng thời gian, ví dụ như chạy, nhảy, múa, đạp xe, bơi lội, đi bộ,…
- Hoạt động tăng cường cơ bắp (muscle strengthening): 60 phút hoặc hơn mỗi ngày. Nên tập những động tác hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất 3 ngày/tuần. Hoạt động tăng cường cơ bắp là những vận động buộc cơ bắp phải hoạt động nhiều hơn bình thường trong các hoạt động hàng ngày, ví dụ: Tập gym, tập calisthenics,…
- Hoạt động tăng cường xương (bone strengthening): 60 phút hoặc hơn mỗi ngày. Nên tập những hoạt động tăng cường xương ít nhất 3 ngày/tuần. Hoạt động tăng cường xương là những hoạt động tạo ra lực tác động lên xương, từ đó thúc đẩy xương phát triển, ví dụ: Bóng đá, bóng rổ, nhảy dây…
Lợi ích của giấc ngủ đối với tăng trưởng của trẻ
- Ảnh hưởng đến nội tiết tố tăng trưởng giúp các em phát triển chiều cao.
- Gia tăng các nội tiết tố sinh dục có liên quan đến tăng trưởng: LH, testosterol, GnRH.
- Giảm nguy cơ tăng BMI, tỷ lệ mỡ cơ thể và các chuyển hóa liên quan đến chất béo, từ đó dẫn đến giảm nguy cơ bệnh tật do thừa dinh dưỡng.
- Sảng khoái, vui vẻ và yêu đời.
- Cải thiện hoạt động trí óc như tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung, giải quyết vấn đề,… do đó giúp các em học tập tốt hơn.
Trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì – dậy thì cần giấc ngủ kéo dài bao lâu?
- Tổng thời gian ngủ cả ngày là 8,5 – 10 giờ
- Giấc ngủ ban đêm tối thiểu là 7 giờ
- Ngủ đúng giờ
- Ngủ trước 22h là tốt nhất
- Ngủ đủ giấc
- Ngủ thoải mái
Ba mẹ giúp trẻ ngủ thoải mái bằng cách nào?
- Trẻ trên 1 tuổi, ba mẹ nên cắt dần các cữ bú đêm để bé ngủ thẳng giấc buổi tổi.
- Trước giờ ngủ 30–60 phút, ba mẹ hướng trẻ đến các hoạt động trên giường (không sử dụng thiết bị điện tử, kể chuyện, đọc sách cho trẻ,…).
- Không ép trẻ lớn học bài quá khuya.
- Trẻ cần tập thể dục thường xuyên nhưng cần tránh tập vào giờ gần đi ngủ.
- Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếng ồn và giảm ánh sáng.
- Tránh lo âu, căng thẳng.
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!