Vitamin A là gì? Tác dụng và cách bổ sung Vitamin A khoa học

Vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, được sử dụng phổ biến ở ngay cả những bữa ăn thông thường của gia đình. Vậy vitamin A là gì? có tác dụng gì và bổ sung Vitamin A như thế nào cho khoa học và hợp lý? Các bạn hãy cùng Bloganchoi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Vitamin A là gì?

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, đảm trách nhiều chức phận trong cơ thể. Đây là loại vitamin tan trong dầu và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, không đơn thuần là một dạng chất duy nhất: tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng retinol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền vitamin A).

Vitamin A có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau (Nguồn: Internet).

Nguồn gốc của vitamin A: có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, cà chua, xoài,…

Vitamin A có tác dụng gì?

Tuy so với đạm, đường bột,…lượng vitamin A cơ thể cần không quá nhiều, nhưng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo chức năng của những cơ quan, hệ cơ quan nhất định:

  • Thị lực: Tham gia vào chức năng nhìn của mắt trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu, khả năng nhìn của mắt lúc ánh sáng yếu bị suy giảm, nhất là khi trời nhá nhem tối, gây nên tình trạng “Quáng gà”.
  • Bảo vệ biểu mô: Cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc mắt, các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn…Khi thiếu vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương, tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa, da bị khô, dễ bị sừng hóa, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Miễn dịch: tăng sức đề kháng của cơ thể, cải thiện chức năng miễn dịch. Thiếu vitamin A làm cơ thể giảm đề kháng với bệnh tật, dễ nhiễm khuẩn và nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Tăng trưởng: Giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ em. Trẻ thiếu viamin A sẽ chậm lớn, còi cọc.

Vitamin A đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ (Nguồn: Internet).

Vitamin A có nhiều ý nghĩa trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng:

  • Cung cấp đủ vitamin A trên nhóm trẻ thiếu vitamin A giúp làm giảm 23% tỷ lệ tử vong.
  • Làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc sởi, hạn chế các biến chứng giác mạc.
  • Bổ sung carotene hay vitamin A làm giảm nguy cơ tử vong ở bà mẹ.
  • Làm giảm thiếu máu.

Tác hại khi thiếu hoặc thừa vitamin A

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng chỉ thiếu vitamin A mới gây ra tác hại, còn khi thừa, sẽ được cơ thể tự động đào thải và hoàn toàn vô hại. Nhưng không, với vitamin A cả khi thừa hay thiếu đều gây nên những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe.

Tác hại khi thiếu vitamin A:

  • Trẻ em chậm lớn, còi cọc, phát triển không bình thường.
  • Giảm sức đề kháng với bệnh tật, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp, sởi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
  • Xuất hiện các tổn thương ở mắt, không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa.
  • Xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của thiếu vitamin A: Quáng gà, vệt bito, khô giác mạc, loét nhuyễn giác mạc, sẹo giác mạc do khô mắt, tổn thương đáy mắt do khô mắt.

Khô mắt khi thiếu vitamin A (Nguồn: Internet).

Ngộ độc do thừa vitamin A:

  • Ngộ độc cấp: xuất hiện khi dùng liều rất cao (người lớn > 1.500.000 UI/ngày, trẻ em > 300.000 UI/ngày). Ngộ độc thường xuất hiện sau khi uống thuốc 4 – 6 giờ, với các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, tiêu chảy, co giật, mê sảng.
  • Ngộ độc mạn: xuất hiện khi dùng liều trên 100.000 UI/ngày trong 10 – 15 ngày, với các biểu hiện như mệt mỏi, kích thích, rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to, da đổi màu, nứt nẻ, rụng tóc chảy máu, tăng canxi, phù nề, trẻ em có thể tăng áp lực nội sọ, ù tai, ngừng phát triển xương dài… Đối với phụ nữ có thai, dùng kéo dài có thể gây nên quái thai.
  • Ngộ độc cho gan: Uống vitamin A quá nhiều gây ngộ độc cho gan, tùy thuộc vào liều lượng có thể dẫn đến xơ gan. Uống thường xuyên vitamin A với liều lớn (>25.000 đơn vị/ngày) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan (xảy ra khi uống 15.000 – 40.000 đơn vị/ngày trong một năm, nhưng liều cao hơn có thể ngộ độc trong vòng vài tháng). Mức độ tổn thương nhiều hay ít tùy thuộc liều lượng và thời gian sử dụng.

Bổ sung vitamin A một cách khoa học

Dù thừa hay thiếu vitamin A đều không tốt cho sức khỏe, do đó cần bổ sung vừa đủ và có kiểm soát sao cho phù hợp.

Mặc dù mỗi cá nhân đều có đặc điểm cơ thể, cơ địa và khả năng hấp thu, chuyển hóa chất khác nhau, và do đó lượng vitamin cần bổ sung cũng không thể hoàn toàn cố định. Tuy nhiên, với từng nhóm đối tượng nhất định, sự sai khác có thể dao động trong phạm vi nhất định và bảng nhu cầu khuyến nghị vẫn có thể được áp dụng cho đại đa số các trường hợp.

Bảng nhu cầu sử dụng Vitamin A cho người Việt Nam (Nguồn: Kinhnghiem360.edu.vn).

Vitamin A có ở đâu?

  • Lấy từ các thực phẩm có nguồn gốc: động vật : thịt, cá, tôm, gan, trứng,… hay thực vật: rau muống, xà lách, rau ngót, rau diếp, rau dền, hành lá, hẹ lá, rau thơm, các loại củ quả như gấc, cà rốt, quả chín như đu đủ, xoài…
  • Bổ sung trong khẩu phần ăn thêm dầu, mỡ, vì vitamin A tan trong dầu, giúp hấp thu tốt hơn.
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Tìm mua sản phẩm bổ sung vatmin A cho cơ thể tại đây.

Các nhóm đối tượng dễ bị thiếu vitamin A

  • Trẻ em dưới 3 tuổi: do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều vitamin A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ăn bổ sung, cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu vitamin A rất cao.
  • Trẻ dưới 5 tuổi: bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng nặng và do đó có nguy cơ thiếu vitamin A cao.
  • Bà mẹ đang cho con bú: nhất là trong năm đầu, nếu thiếu vitamin A thì trong sữa sẽ thiếu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A ở trẻ nhỏ.  Với những trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.

Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo vitamin A cho trẻ trong những tháng đầu đời (Nguồn: Internet).

Liều lượng bổ sung Vitamin A phù hợp

  • Cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao được uống vitamin A định kỳ, thông thường 6 tháng một lần.
  • Đối tượng: trẻ 6-36 tháng tuổi (có thể mở rộng đến 60 tháng tuổi) và các bà mẹ trong vòng một tháng sau sinh.
  • Phác đồ bổ sung: Trẻ 6-36 tháng: uống viên nang 200.000 IU (đơn vị quốc tế) mỗi năm 2 lần (đối với trẻ dưới 12 tháng cho uống viên nang 100.000 IU mỗi lần).
  • Với trẻ phát hiện khô mắt cần phải điều trị nhanh chóng, kịp thời. Tất cả các trường hợp mắc bệnh từ quáng gà, khô kết mạc, vệt Bitot đến khô loét giác mạc đều được cấp tốc điều trị (theo phác đồ của WHO): Ngay lập tức: cho uống 200.000 IU vitamin A. Ngày hôm sau: uống tiếp 200.000 IU vitamin A. Một tuần sau: uống nốt 200.000 IU vitamin A. Trẻ dưới 12 tháng dùng nửa liều trên (mỗi lần uống 100.000 IU vitamin A).

Với bài viết trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng đã đưa tới những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về vitamin A cũng như tác dụng của nó và cách bổ sung sao cho khoa học, hợp lý. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *