Xăm hình có hại gì cho cơ thể không? Có gây ung thư da không?

Bạn muốn xăm hình nhưng lại sợ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe? Thậm chí nhiều người nói rằng xăm hình gây ung thư da? Rốt cuộc xăm hình có nguy hiểm như lời đồn hay không? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu sự thật nhé!

Bạn đang đọc: Xăm hình có hại gì cho cơ thể không? Có gây ung thư da không?

Xăm hình có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm như nhiễm trùng da, dị ứng và để lại sẹo xấu. Đặc biệt nguy cơ càng cao hơn nếu đi xăm ở những nơi không được cấp phép hoặc nếu vết xăm trên da không được chăm sóc tốt dẫn đến khó lành. Ngoài ra còn có lời đồn rằng mực xăm làm da bị ung thư, có đúng như vậy không?

Xăm hình có làm hại cơ thể? (Ảnh: Internet).

Xăm có gây ung thư da không?

Suốt nhiều năm qua các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu xem xăm mình có liên quan với ung thư hay không, nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện được mối liên quan trực tiếp. Chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy ung thư da có thể xuất hiện do xăm.

Mực xăm có chứa chất gây ung thư?

Bản thân việc xăm hình không gây nguy cơ ung thư, nhưng một số thành phần trong mực xăm thì có thể. Màu của mực xăm được tạo ra nhờ các sắc tố được pha với tỷ lệ khác nhau, trong đó một số chất có thể được coi là tác nhân gây ung thư, chẳng hạn như azo – một loại hóa chất cũng là thành phần trong sơn xe hơi.

Mực xăm có thể chứa các chất độc hại (Ảnh: Internet).

Các nghiên cứu trước đây cho thấy chuột tiếp xúc với sắc tố azo màu đỏ có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn. Ngoài ra mực đen cũng có thể nguy hiểm nhiều hơn: theo báo cáo của chính phủ Úc năm 2016, trong số các mẫu mực xăm màu đen được kiểm tra có tới 83% mẫu chứa chất gây ung thư PAH (hydrocacbon thơm đa vòng).

Một số thành phần tạo màu trong mực cũng có thể gây hại cho cơ thể là:

  • Cồn
  • Bari
  • Cadmium
  • Đồng
  • Chì
  • Thủy ngân
  • Niken
  • Chất dẻo

Ngày nay mực xăm được coi là an toàn hơn so với nhiều năm trước, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải biết rõ loại mực dùng để xăm lên cơ thể mình, thành phần có những chất gì và nguồn gốc từ đâu. Đặc biệt cho tới nay Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) chưa phê duyệt bất kỳ loại mực xăm nào.

Hãy cẩn thận với mực xăm (Ảnh: Internet).

Xăm hình còn tiềm ẩn những nguy cơ nào khác cho cơ thể?

Ngoài nguy cơ ung thư khi sử dụng mực xăm kém chất lượng, còn có những vấn đề khác dễ nhận thấy hơn và đã được công nhận rõ ràng.

Phản ứng dị ứng

Nhiều người bị dị ứng nặng sau khi xăm hình, nhưng thường là do mực xăm chứ không phải nhiễm trùng. Những người có da nhạy cảm hoặc cơ địa dễ bị dị ứng có thể gặp vấn đề này nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý 7 thực đơn giảm cân cho dân văn phòng siêu đơn giản

Da bị dị ứng sau khi xăm (Ảnh: Internet).

Dị ứng da do xăm có thể biểu hiện triệu chứng:

  • Đỏ da hoặc phát ban
  • Sưng tấy
  • Phồng rộp
  • Ngứa

Đa số các trường hợp bị dị ứng xảy ra trong thời gian ngắn sau khi xăm, nhưng cũng có thể xuất hiện trễ vài tuần hoặc vài năm sau.

Nhiễm trùng vết xăm

Mầm bệnh có thể xâm nhập qua da từ kim xăm hoặc các dụng cụ khác không được khử trùng tốt. Ngoài ra cũng có thể bị nhiễm trùng nếu không biết cách chăm sóc vết xăm lúc mới làm xong. Nhiễm trùng da có thể biểu hiện:

  • Sưng tấy
  • Đỏ da
  • Ngứa hoặc đau
  • Chảy dịch
  • Loét da
  • Triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh

Vết xăm bị nhiễm trùng (Ảnh: Internet).

Nếu bạn thấy dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng sau khi xăm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay, có thể phải dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Tốt nhất là nên phòng ngừa ngay từ đầu bằng cách xăm ở những cơ sở đảm bảo vệ sinh và chăm sóc vết xăm đúng cách.

Để lại sẹo

Quá trình xăm hình làm cho da bị tổn thương sâu ở lớp giữa, do đó phải chăm sóc cẩn thận để vết thương lành tốt và không gây sẹo. Sẹo xuất hiện thường là do vết xăm không lành, ngoài ra cũng có thể do nhiễm trùng da, dị ứng và gãi.

Sẹo có thể làm cho vết mực bị biến dạng không đều, đặc biệt sẹo lồi rất xấu. Thời gian xuất hiện sẹo có thể kéo dài từ ​​3 đến 12 tháng, cách điều trị tùy vào mức độ nghiêm trọng, nếu quá nặng có thể phải dùng đến phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Các bệnh truyền nhiễm

Các cơ sở được cấp phép bắt buộc phải dùng kim đã khử trùng khi xăm, trong khi đó những nơi không đảm bảo vệ sinh có thể làm lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm do kim không khử trùng như viêm gan C, HIV/AIDS, tụ cầu kháng methicillin (MRSA), v.v.

Như đã nêu, hiện nay chưa phát hiện mối liên quan trực tiếp giữa xăm hình và ung thư, nhưng viêm gan C có nguy cơ cao tiến triển đến ung thư gan, còn HIV/AIDS có thể gây suy giảm miễn dịch dẫn đến nhiều loại ung thư ở các cơ quan khác nhau.

Ảnh hưởng do máy chụp MRI

Đây là hiện tượng hiếm gặp, chỗ da có hình xăm bị phản ứng nghiêm trọng khi chụp MRI (cộng hưởng từ). Chụp MRI là phương pháp sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể mà bình thường không nhìn thấy được.

Vùng da có hình xăm có thể bị mẩn đỏ và viêm khi chụp MRI, trường hợp nặng có thể tổn thương tới mức bỏng da độ 1 hoặc độ 2. Do đó nếu bạn có hình xăm trên người thì hãy nói với bác sĩ trước khi chụp. Một số chuyên gia cũng cho rằng mực xăm màu đỏ có nguy cơ bị phản ứng này cao hơn.

Làm gì để tránh những tác hại cho cơ thể khi xăm hình?

Phải chọn đúng những cơ sở có uy tín và chất lượng (Ảnh: Internet).

Điều quan trọng nhất là chỉ xăm ở những cơ sở uy tín được cấp phép, cụ thể là nên tìm hiểu về những vấn đề sau:

  • Giấy phép và kinh nghiệm hoạt động của cơ sở
  • Quy trình vệ sinh, xử lý các dụng cụ và chất thải, đặc biệt phải dùng kim và dao cạo mới cho mỗi khách hàng khác nhau
  • Nhân viên có rửa tay và đeo găng tay khi xăm, có thay găng mới hay không
  • Cơ sở dùng loại mực nào, thành phần là gì và có phải loại mực chuyên dùng để xăm hay không
  • Các bước thực hiện khi xăm: sát trùng da bằng cồn và băng gạc lại sau khi làm xong
  • Bạn cũng nên đi khám da liễu trước khi xăm, nhất là nếu trên da có nốt ruồi hoặc các dấu hiệu bất thường khác, vì hình xăm có thể khiến cho chúng khó nhìn thấy hơn và nếu đó là dấu hiệu ung thư da thì rất nguy hiểm. Hãy lưu ý đừng bao giờ xăm hình lên nốt ruồi.

>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Không xăm lên nốt ruồi (Ảnh: Internet).

Khi đã xăm ở một cơ sở đảm bảo chất lượng thì điều quan trọng cuối cùng là chăm sóc vết xăm đúng cách để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo.

Cách chăm sóc da sau khi xăm

  • Thời gian để da lành hoàn toàn có thể mất tới 2 tuần, trong lúc chờ đợi hãy hạn chế chạm vào đó để tránh nhiễm trùng.
  • Chỉ băng kín vết xăm trong 1-2 giờ đầu sau khi làm, sau đó tháo băng và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên.
  • Lau sạch vùng da đó nhẹ nhàng bằng xà phòng thường và nước, sau đó lau khô.
  • Dùng kem dưỡng ẩm nhẹ, không mùi trong suốt cả ngày cho vùng da mới xăm.
  • Trong vài tuần đầu không nên để da bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Xóa hình xăm đúng cách như thế nào?

Hình xăm có thể xóa được, nhưng khá tốn kém và không phải lúc nào cũng xóa hết hẳn để trả lại làn da như ban đầu, thậm chí nhiều trường hợp để lại sẹo xấu. FDA khuyến cáo nên xóa hình xăm bằng phương pháp phẫu thuật laser do bác sĩ da liễu có kinh nghiệm thực hiện, do đó hãy đến gặp bác sĩ để nhờ tư vấn nếu bạn muốn xóa hình xăm.

Tổng kết

Hiện tại chưa có bằng chứng chắc chắn để khẳng định xăm hình gây ung thư da, nhưng một số thành phần trong mực xăm có khả năng gây ung thư và còn những nguy cơ tiềm ẩn khác như dị ứng, nhiễm trùng và sẹo rất dễ xảy ra nếu xăm ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.

Tốt nhất là hãy tìm hiểu thật cẩn thận trước khi chọn một nơi để xăm, sau đó chăm sóc vết xăm đúng cách. Nếu phát hiện bất kỳ phản ứng bất thường nào hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám kịp thời.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của Kinhnghiem360.edu.vn:

    Hãy đón xem Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị bạn nhé!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *