5 lý do khiến hơi thở có mùi khó chịu và cách khắc phục để hơi thở thơm mát hơn

Các thống kê cho thấy cứ 4 người lại có 1 người mắc chứng hôi miệng. Điều này không những ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn gây khó chịu cho cả người khác nữa. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu về 5 lý do khiến hơi thở có mùi khó chịu và cách khắc phục nhé.

1. Sỏi amidan

Súc miệng sau bữa ăn là cách hạn chế mùi hôi đơn giản nhưng rất có hiệu quả (Ảnh: Internet)

Sỏi amidan là những đốm màu trắng nhỏ nằm trong các hốc amidan, được tạo ra bởi thức ăn thừa mắc kẹt tại đây. Chúng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng vì tập trung nhiều vi khuẩn. Nếu để phát triển nặng, sỏi amidan còn có thể gây cảm giác vướng, khó nuốt và đau họng.

Một số cách tự nhiên để giải quyết vấn đề này là sử dụng nước súc miệng không chứa chất kích thích, súc miệng bằng giấm táo, súc miệng bằng nước muối ấm và sử dụng máy tăm nước áp suất thấp để tẩy sạch các chất cặn bám tại amidan.

Bạn có thể mua máy tăm nước tại đây

2. Bỏ bữa sáng

Có thể bạn không tin nhưng bỏ bữa sáng cũng có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu đấy (Ảnh: Internet)

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày đối với cơ thể, nó cũng có ảnh hưởng tới cả hơi thở nữa. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng những thanh thiếu niên không ăn sáng bị hôi miệng nhiều hơn những người không ăn sáng.

Một điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là bữa sáng của bạn phải là bữa ăn lành mạnh ít đườn và sử dụng các thực phẩm như rau xanh, táo, sữa chua, sữa và các loại thực phẩm giàu chất xơ.

3. Thở bằng miệng

Đúng vậy, thở bằng miệng cũng là nguyên nhân gây chứng hôi miệng đấy! (Ảnh: Internet)

Hít thở bằng miệng có thể gây ra chứng hôi miệng mãn tính vì nó làm giảm quá trình sản xuất nước bọt. Bạn nên thở bằng mũi bởi cách này tốt cho sức khỏe hơn, giúp làm ẩm luồng không khí mà bạn hít vào phổi.

Ngoài ra thói quen thở bằng miệng cũng có những tác dụng phụ khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn như có thể gây ra các bệnh về nướu, gây căng thẳng lo lắng, khiến xương hàm của bạn nhỏ lại. Một nghiên cứu kết luận rằng ngay cả trẻ em cũng có thể bị hôi miệng nếu thở bằng miệng.

4. Ăn các món nặng mùi

Đương nhiên bạn vẫn có thể ăn món ăn yêu thích của mình, nhưng sẽ có một vài mẹo đấy (Ảnh: Internet)

Ăn các loại thức ăn nặng mùi có thể gây hôi miệng vì các chất hóa học tạo mùi của chúng sẽ di chuyển theo đường máu đến phổi, sau đó thoát ra ngoài qua hơi thở. Tuy nhiên có một vài mẹo để giải quyết mùi hôi miệng nếu bạn vẫn quyết định ăn những thực phẩm này:

  • Thức ăn cay: Ăn kẹo cao su không đường sau khi kết thúc bữa ăn.
  • Cà phê và các thức uống tương tự: Uống nước trước và sau bữa ăn để rửa sạch các chất tạo mùi.
  • Cá ngừ và các loại cá nói chung: Vắt thêm nước chanh vào cá trước khi ăn.

5. Không dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng

Thay vì sử dụng tăm tre truyền thống thì chỉ nha khoa hay tăm nước sẽ tốt hơn (Ảnh: Internet)

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào răng miệng khi chúng ta ăn uống nên dùng chỉ nha khoa là cách tốt để loại bỏ các mảng bám trên răng, loại bỏ tất cả các mảnh vụn mắc kẹt giữa các kẽ răng và ngăn ngừa hơi thở có mùi hôi. Hãy súc miệng sau bữa ăn nữa vì điều này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Cố gắng tới nha sĩ định kỳ để loại bỏ các mảng bám cứng đầu nữa nhé.

Bạn có thể mua chỉ nha khoa tại đây

  • 7 cách trị hôi miệng giúp bạn tự tin giao tiếp mỗi ngày
  • 6 thói quen khi đánh răng cực kỳ gây hại cho răng miệng bạn cần biết và bỏ ngay

Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *