6 dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ nguy hiểm phải chú ý phát hiện từ sớm

Gan là một trong những bộ phận có kích thước lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng. Khi gan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, vì vậy nếu như lá gan yêu thương của bạn đang có dấu hiệu nhiễm mỡ cần phải được điều trị ngay. Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ mà bạn cần quan tâm.

1. Hay bị ngứa da

Khi bạn thường xuyên bị dị ứng, ngứa hay nổi mề đay dù trước đó ít xuất hiện thì có thể là do gan đang gặp vấn đề nên giảm khả năng thải độc. Khi gan nhiễm mỡ, các chức năng gan bị suy giảm hoạt động, lúc này các chất độc tích tụ nhiều hơn và khó được thanh lọc qua gan nên người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, suy giảm tinh thần. Da cũng có thể nóng ran hơn, tái đi tái lại tình trạng ngứa da hoặc ngứa khắp toàn bộ cơ thể.

Ngứa da thường xuyên có thể báo hiệu gan bị nhiễm mỡ (Ảnh: Internet)

2. Thường cảm thấy buồn nôn

Gan không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Khi gan có dấu hiệu nhiễm mỡ bạn có thể gặp tình trạng buồn nôn hoặc nôn nhiều lần. Vì khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa bên trong cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn,…

Ngoài ra không phải khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi có thể do nhiều nguyên nhân khác như bệnh dạ dày, ăn uống không điều độ hoặc thường xuyên dùng nhiều rượu bia,… Vì vậy khi xuất hiện tình trạng buồn nôn kéo dài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Khi gan không khỏe, bạn có thể thấy buồn nôn (Ảnh: Internet)

3. Nước tiểu có màu vàng sẫm

Tình trạng nước tiểu có màu vàng sẫm rất phổ biến hiện nay. Đó có thể là do bạn uống ít nước so với cần thiết, nhất là trong những ngày nắng nóng cần bổ sung nước nhiều hơn bình thường. Nước tiểu có màu vàng sẫm còn có thể do bạn dùng nhiều loại thuốc điều trị bệnh.

Tuy nhiên nếu nước tiểu của bạn vàng sẫm nhiều hơn bình thường và đi kèm phân màu trắng thì có thể là dấu hiệu gan bị nhiễm mỡ. Lúc này bạn phải uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hằng ngày, nếu không gan có thể bị suy yếu ngày càng nghiêm trọng.

Nước tiểu sẫm màu có thể là do gan bị tổn thương (Ảnh: Internet)

4. Cảm thấy mệt mỏi, uể oải

Khi gan bị bệnh, cơ thể bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Điều này chứng tỏ độc tố trong cơ thể tăng cao vì gan không thể loại bỏ hết độc tố ra ngoài. Một số người có cảm giác mệt mỏi đến mức chán ăn và bỏ bữa, điều này sẽ khiến gan càng “mệt mỏi” hơn rất nhiều.

Vậy nên khi cơ thể không thoải mái, cảm giác mệt mỏi bao trùm thì bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho mình, giảm áp lực trong công việc và học tập cũng như xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học.

Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, uể oải hãy đi khám bệnh ngay (Ảnh: Internet)

5. Giảm cảm giác thèm ăn

Cảm giác không còn thèm ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng rất phổ biến ở cả nhóm người trẻ và người già. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có thể là dấu hiệu gan đang gặp vấn đề. Trên thực tế, gan là bộ phận giúp đào thải chất độc nên nếu gan bị bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của chúng ta. Quá trình chuyển hóa và tổng hợp các chất dinh dưỡng trong cơ thể bị suy giảm, từ đó năng lượng giảm sút, sức khỏe suy yếu khiến cơ thể chúng ta bị mất sức và không còn tinh thần phấn chấn nữa. Lúc này tình trạng mệt mỏi và chán ăn sẽ xuất hiện.

Do đó khi bạn cảm thấy có dấu hiệu chán ăn, ăn uống không ngon miệng kèm theo mệt mỏi kéo dài hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Dấu hiệu cho thấy gan nhiễm mỡ là giảm cảm giác thèm ăn (Ảnh: Internet)

6. Chướng bụng và đầy hơi

Chướng bụng và đầy hơi kéo dài là những dấu hiệu cho thấy gan có thể bị nhiễm mỡ. Khi các chức năng gan bị suy giảm, nước sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể và gây nên cảm giác đau bụng, khó chịu kéo dài. Nếu không được phát hiện sớm, người bệnh có thể gặp nguy hiểm cho gan. Đến giai đoạn cuối, gan sẽ không thể cứu chữa được nữa, vì vậy nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để để kiểm tra sức khỏe của gan nhé!

Gan bị nhiễm mỡ có thể khiến bạn gặp tình trạng chướng bụng và đầy hơi kéo dài (Ảnh: Internet)

Mời bạn xem thêm các bài viết về sức khỏe khác tại đây:

Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích nhất. Hãy đón đọc thêm các bài viết mới trên Kinhnghiem360.edu.vn nhé!

Nguồn tham khảo: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *