Chế độ ăn keto là gì? Hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn keto cho người mới bắt đầu

Chế độ ăn keto là một chế độ ăn đang rất được quan tâm và nổi tiếng với những tín đồ ăn kiêng. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu ăn kiêng này có ích cho việc giảm cân và tốt cho sức khỏe của bạn, thậm chí có thể có lợi ích chống lại nhiều bệnh mạn tính ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chế độ ăn keto là gì?

Chế độ ăn keto là một chế độ ăn rất ít tinh bột, giàu chất béo có phần nào khá giống với chế độ ăn low carb (ít tinh bột) và chế độ ăn kiêng Atkins. Chế độ ăn keto dựa trên cơ sở việc cắt giảm lượng carbohydrate (tinh bột) và thay thế nó bằng chất béo. Cắt giảm tinh bột này đẩy cơ thể bạn vào một trạng thái trao đổi chất mới được gọi là ketosis.

Chế độ ăn keto (Ảnh: Internet)

Khi bước vào trạng thái ketosis, cơ thể của bạn sẽ chuyển từ tiêu thụ đường sang việc đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Trạng thái ketosis sẽ chuyển hóa béo thành ceton tại gan, ceton cũng có thể mang lại nhiên liệu cần thiết cho não. Chế độ ăn keto hỗ trợ tích cực cho việc giảm lượng insulin và kiếm soát lượng đường trong máu. Điều này, kết hợp với sự tăng ceton, sẽ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Phân loại chế độ ăn keto

  • Chế độ ăn keto tiêu chuẩn: Đây là một chế độ ăn rất ít tinh bột, protein vừa phải và nhiều chất béo. Nó thường chứa khoảng 70% chất béo, khoảng 20% protein và chỉ 10% tinh bột.
  • Chế độ ăn keto giàu protein: gần như chế độ ăn keto tiêu chuẩn, nhưng giàu protein hơn. Tỷ lệ thường là khoảng 60% chất béo, khoảng 35% protein và 5% tinh bột.
  • Chế độ ăn keto theo chu kỳ: là chế độ ăn nhiều tinh bột theo chu kỳ, như 5 ngày theo chế độ keto rồi 2 ngày nhiều nạp nhiều tinh bột.
  • Chế độ ăn keto mục tiêu: bạn có thể bổ sung tinh bột xen kẽ với chế độ tập luyện

Có điều, chỉ có chế độ ăn giàu protein và chế độ ăn keto tiêu chuẩn mới được quan tâm và tập trung thử nghiệm rộng rãi.

Trạng thái ketosis là gì?

Ketosis là khi cơ thể đốt cháy chất béo thay vì đường để tạo năng lương. Nó xảy ra khi bạn giảm đáng kể mức tiêu thụ tinh bột, hạn chế việc cung cấp glucose (đường) cho cơ thể, là nguồn năng lượng chính cho các tế bào. Thực hiện theo chế độ ăn keto là cách hiệu quả nhất để đưa cơ thể vào trạng thái ketosis.

Nói chung, trạng thái ketosis sẽ hoạt động nếu bạn giảm lượng tinh bột ăn vào khoảng 20 đến 50 gam mỗi ngày và tăng thêm nhiều chất béo, chẳng hạn như thịt, trứng, cá, dầu thực vật và các loại hạt.

Trạng thái ketosis (Ảnh: Internet)

Điều quan trọng là bạn phải kiểm soát lượng protein ăn vào. Mấu chốt là do protein có khả năng chuyển hóa thành glucose nếu cơ thể nạp vào protein với số lượng cao, có thể làm chậm việc cơ thể bạn đi vào quá trình ketosis. Gián đoạn nhịn ăn cũng đẩy cơ thể bạn vào trạng thái ketosis nhanh hơn.

Đo lường lượng ceton trong máu, trong nước tiểu và trong hơi thể là những xét nghiệm cần thiết để giúp xác định xem bạn đã bước vào giai đoạn nhiễm ceton hay chưa bằng cách đo lượng ceton do cơ thể tạo ra. Một số triệu chứng nhất định cũng là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã chuyển sang trạng thái nhiễm ceton, bao gồm khô miệng, tăng cảm giác khát, giảm cảm giác đói hoặc thèm ăn và đi tiểu thường xuyên.

Những lợi ích của chế độ ăn keto

Chế độ ăn keto giúp cơ thể giảm cân

Chế độ ăn keto giúp giảm cân và phòng tránh mắc các bệnh mạn tính. Nhiều thử nghiệm chỉ ra rằng chế độ ăn keto mang lại hiệu quả giảm cân không thua kém chế độ ăn ít chất béo. Chúng có thể giúp bạn giảm mỡ, duy trì khối lượng cơ. Hơn nữa, chế độ ăn keto giúp bạn có thể giảm cân mà không cần tính lượng calo hoặc theo dõi lượng thức ăn của mình.

Chế độ ăn keto giúp giảm cân (Ảnh: Internet)

Một loạt các nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn tuân theo một chế độ ăn rất ít tinh bột, chế độ ăn keto có hiệu quả hơn một chút để giảm cân lâu dài so với chế độ ăn ít chất béo. Những người theo chế độ ăn kiêng keto giảm khoảng hơn 2 pound (khoảng 0,9 kg) so với nhóm người tham gia ăn theo chế độ ăn ít chất béo. Hơn nữa, nó cũng dẫn đến giảm huyết áp tâm trương và mức chất béo trung tính.

Một nghiên cứu khác ở hơn 30 người trưởng thành cho thấy những người theo chế độ ăn keto trong 2 tháng giảm gần 5 lần tổng trọng lượng cơ thể so với những người theo chế độ ăn ít chất béo.

Chế độ ăn keto tốt cho bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường

Bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi suy giảm chức năng hormon insulin dẫn đến thay đổi trong quá trình trao đổi chất và khiến cho lượng đường trong máu cao. Chế độ ăn keto có thể giúp bạn giảm mỡ thừa, liên quan đến hội chứng chuyển hóa và cũng có lợi cho bệnh tiểu đường type 2, tiền tiểu đường. Một nghiên cứu cũ hơn chỉ ra rằng chế độ ăn keto đã cải thiện độ nhạy của hormon insulin lên tới 75%.

Chế độ ăn keto có thể có lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu nhỏ ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong 90 ngày cũng cho thấy việc áp dụng chế độ ăn keto làm giảm đáng kể nồng độ HbA1C, một chỉ số theo dõi và quản lý lượng đường trong máu lâu dài. Một nghiên cứu khác ở hơn 300 người mắc bệnh tiểu đường type 2 chỉ ra rằng nhóm người ăn theo chế độ ăn keto trong khoảng thời gian 2 năm giảm trung bình gần 12 kg. Đây là một lợi ích quan trọng khi xem xét mối liên hệ giữa cân nặng và bệnh tiểu đường type 2.

Hơn nữa, họ cũng đã nghiên cứu việc quản lý lượng đường trong máu được cải thiện và việc sử dụng một số loại thuốc giảm đường huyết trong số những người tham gia trong suốt quá trình nghiên cứu.

Các lợi ích sức khỏe khác của chế độ ăn keto

Chế độ ăn keto thực sự là khởi đầu như một công cụ để hỗ trợ điều trị các bệnh thần kinh như động kinh. Các nghiên cứu hiện đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích cho nhiều loại tình trạng sức khỏe khác nhau:

  • Các bệnh tim mạch: Chế độ ăn keto có thể giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ như chất béo trong cơ thể, mức cholesterol HDL (tốt), huyết áp và lượng đường trong máu.
  • Bệnh ung thư: Chế độ ăn kiêng hiện đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh ung thư, vì nó ức chế sự tiến triển của khối u.
  • Bệnh Alzheimer: Chế độ ăn keto có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và sự tiến triển của bệnh.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Chế độ ăn keto có thể hạ mức insulin, có thể có ích trong hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Bệnh động kinh: nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn keto có thể cải thiện đáng kể các cơn co giật động kinh ở trẻ em.
  • Bệnh Parkinson: Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm nhưng một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống đã giúp cải thiện các biểu hiện của bệnh Parkinson.
  • Chấn thương sọ não: chế độ ăn kiêng có thể mang lại một vài hiệu quả tích cực cho bệnh nhân chấn thương sọ não.

Thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn keto

Để tuân theo chế độ ăn keto, bạn nên hạn chế bất kỳ thực phẩm nào chứa nhiều tinh bột.

Thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn keto (Ảnh: Internet)

Dưới đây là danh sách gợi ý các loại thực phẩm bạn nên cân nhắc tránh trong chế độ ăn keto:

  • Thực phẩm quá nhiều đường
  • Ngũ cốc hoặc tinh bột
  • Trái cây: đa số các loại trái cây, loại trừ một vài loại quả mọng như quả mâm xôi
  • Đậu hoặc các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu tây, đậu nành,…
  • Rau và củ: khoai lang, khoai tây, củ cải, cà rốt, …
  • Các loại thực phẩm ăn kiêng ít chất béo: nước xốt salad, mayonnaise và các loại gia vị
  • Một số gia vị hoặc nước xốt: xốt mù tạt mật ong, xốt ướp thịt nướng, tương cà, sốt teriyaki,…
  • Chất béo: sốt mayonnaise, dầu thực vật đã qua chế biến,…
  • Đồ uống có cồn, rượu, bia,…
  • Thực phẩm không đường ăn kiêng: bánh pudding, si rô, kẹo không đường, món tráng miệng,…

Thực phẩm nên ăn trong chế độ keto

Khẩu phần ăn của bạn nên xây dựng từ các loại thực phẩm sau:

  • Thịt: giăm bông, xúc xích, thịt đỏ, gà tây, thịt xông khói, bít tết
  • Cá giàu chất béo: cá ngừ, cá thu, cá hồi
  • Trứng
  • Bơ và kem: bơ cỏ và kem sữa béo
  • Phô mai: phô mai xanh, phô mai sữa dê, phô mai cheddar, mozzarella
  • Các loại hạt nói chung
  • Dầu ăn kiêng: dầu từ quả bơ, dầu ô liu nguyên chất
  • Quả bơ: bơ nguyên trái hoặc xốt guacamole từ quả bơ
  • Rau ít tinh bột: hành tây, rau xanh, ớt, cà chua,…
  • Gia vị: muối, tiêu, thảo mộc và gia vị

Thực phẩm nên ăn khi theo chế độ ăn keto (Ảnh: Internet)

Tốt nhất là chế độ ăn uống của bạn chủ yếu tập trung vào các thực phẩm nguyên chất, chỉ chứa một thành phần.

Một vài mẹo nhỏ cho chế độ ăn keto

Mặc dù việc bắt đầu chế độ ăn keto có thể là không dễ dàng, nhưng có những bí quyết mà bạn có thể áp dụng để bắt đầu tuân thủ theo chế độ ăn kiêng này.

  • Bắt đầu bằng cách tự làm quen với nhãn thực phẩm và kiểm tra số gam chất béo, tinh bột và chất xơ để xác định xem thực phẩm yêu thích của bạn có thể phù hợp với chế độ ăn uống của bạn như thế nào.
  • Lên kế hoạch trước cho các bữa ăn của bạn cũng có thể có lợi và có thể giúp bạn tiết kiệm thêm thời gian trong suốt cả tuần.
  • Nhiều trang web, ứng dụng, blog ăn uống và sách nấu ăn cũng gọi ý cho bạn các khẩu phần ăn phù hợp với chế độ ăn keto và mang lại nhiều ý tưởng mà bạn có thể sử dụng để xây dựng thực đơn tùy chỉnh của riêng mình.
  • Ngoài ra, một số dịch vụ giao bữa ăn thậm chí còn cung cấp các tùy chọn phù hợp với chế độ ăn keto để bạn có thể tuân theo lộ trình ăn uống của mình tại nhà.
  • Xem xét các khẩu phần ăn keto đông lạnh lành mạnh được chuẩn bị sẵn khi bạn không có thời gian.
  • Khi ăn nhà hàng lúc tham dự các buổi tụ họp, bạn hoàn toàn nên cân nhắc mang theo bữa ăn được chuẩn bị sẵn của riêng mình, điều này có thể giúp bạn kiềm chế cảm giác thèm ăn và giữ vững kế hoạch ăn uống dễ dàng hơn nhiều.

Mẹo nhỏ khi ăn ngoài với chế độ ăn keto

Nhiều bữa ăn tại nhà hàng có thể được chế biến phù hợp với chế độ ăn keto. Hầu hết các nhà hàng đều cung cấp một số loại món ăn làm từ thịt hoặc cá. Bạn có thể gọi món và thay thế bất kỳ thực phẩm giàu tinh bột nào bằng các loại rau bổ sung.

Tận hưởng bánh mỳ kẹp thịt với xà lách thay cho bánh mỳ (Ảnh: Internet)

Các bữa ăn làm từ trứng cũng là một nguồn protein lý tưởng. Một món yêu thích khác là bánh mì kẹp thịt không có bánh mì. Thay vào đó, bạn cũng có thể hoán đổi khoai tây chiên lấy rau củ. Thêm bơ, phô mai, thịt xông khói hoặc trứng.

Tại các nhà hàng Mexico, bạn có thể thưởng thức bất kỳ loại thịt nào với phô mai ăn kèm, xốt guacamole, salsa và kem chua. Đối với món tráng miệng, bạn có thể chọn một phần phô mai hỗn hợp hoặc quả mâm xôi với kem.

Một vài tác dụng phụ của chế độ ăn keto và cách hạn chế chúng

Cúm keto

Mặc dù chế độ ăn keto hầu như thân thiện, nhưng trong khi cơ thể bạn thích nghi, có thể có một số tác dụng phụ ban đầu. Nhưng theo báo cáo thì hầu hết những người ăn theo chế độ này đều mắc một bệnh, thường được gọi là bệnh cúm keto. Dựa trên chia sẻ của một số người áp dụng chế độ ăn này, các triệu chứng sẽ qua đi sau vài ngày. Các triệu chứng cúm keto thường gặp là bao gồm táo bón, tiêu chảy và nôn mửa.

"Cúm keto" (Ảnh: Internet)

“Cúm keto” (Ảnh: Internet)

Josh Axe, một bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, ước tính rằng khoảng 25% những người thử chế độ ăn kiêng keto gặp phải những triệu chứng này, mà mệt mỏi là biểu hiện thường gặp nhất. Axe nói: “Mệt mỏi quá độ bởi vì cơ thể bạn không còn nhiên liệu đường để đốt cháy tạo năng lượng, và nó phải bắt đầu sử dụng chất béo. Chỉ riêng sự chuyển đổi đó thôi cũng đủ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi trong vài ngày.”

Bạn có thể giảm thiểu tác động của bệnh cúm keto bằng cách uống nhiều nước và ngủ nhiều. Axe, người cung cấp các chất bổ sung liên quan đến keto, cho rằng bạn nên cân nhắc đến các thực phẩm tự nhiên để tăng sức đề kháng cơ thể, như trà xanh matcha, các loại thảo mộc (các loại thảo mộc có thể giúp cơ thể bạn đối phó với căng thẳng và mệt mỏi) hoặc cà phê hữu cơ.

Tiêu chảy

Nếu bạn thấy mình đi vệ sinh nhiều hơn khi đang ăn kiêng theo chế độ keto. Điều này có thể là do túi mật – cơ quan sản xuất mật để giúp phân hủy chất béo trong chế độ ăn – cảm thấy “quá tải”, Axe nói.

Tiêu chảy (Ảnh: Internet)

Chuyên gia Kizer cho biết, tiêu chảy cũng có thể do thiếu chất xơ trong chế độ ăn keto, điều này có thể xảy ra khi ai đó cắt giảm lượng tinh bột (như bánh mì nguyên hạt và mì ống) và không bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ khác, như rau. Nó cũng có thể do không dung nạp sữa hoặc chất làm ngọt nhân tạo — những thứ bạn có thể ăn nhiều hơn kể từ khi chuyển sang lối sống nhiều chất béo, ít tinh bột.

Giảm hiệu suất khi chơi thể thao

Một số vận động viên tuân theo chế độ ăn keto, không chỉ để giảm cân mà còn để cải thiện thành tích trong môn thể thao của họ. Nhưng Edward Weiss, tiến sĩ, phó giáo sư dinh dưỡng và ăn kiêng tại Đại học Saint Louis, không ủng hộ nó. Weiss nói: “Tôi nghe những người đi xe đạp nói rằng họ nhanh hơn và tốt hơn bây giờ vì họ đang ăn kiêng theo chế độ ăn keto, và câu hỏi đầu tiên của tôi là, ‘Chà, bạn đã giảm được bao nhiêu cân?”

Giảm hiệu suất khi chơi thể thao (Ảnh: Internet)

Trong một nghiên cứu năm 2018 trên Tạp chí Y học Thể thao và Thể chất, Weiss và các cộng sự của ông nhận thấy rằng trong những nhóm người tham gia thực hiện các nhiệm vụ đạp xe và chạy cường độ có năng suất kém hơn sau bốn ngày theo chế độ ăn keto, so với những người đã dành bốn ngày cho chế độ ăn chế độ ăn nhiều tinh bột.

Weiss nói rằng cơ thể ở trong tình trạng có tính axit hơn khi ở trạng thái ketosis, điều này có thể hạn chế khả năng hoạt động ở mức cao nhất. Weiss tiếp tục: “Chỉ cần giảm một vài cân là bạn đã có được một lợi thế to lớn trên chiếc xe đạp, nhưng tôi rất lo ngại rằng mọi người đang gán lợi ích của việc giảm cân cho một cái gì đó cụ thể là chế độ ăn keto. Trên thực tế, lợi ích của việc giảm cân ít nhất có thể bị loại bỏ một phần do giảm hiệu suất hoạt động của cơ thể.”

Nhiễm toan ceton

Chuyên gia Kizer đưa lời khuyên, nếu bạn bị đái tháo đường type 1 hoặc 2, bạn không nên áp dụng chế độ ăn kiêng keto trừ khi được sự tư vấn và giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Kizer giải thích: “Ketosis thực sự hiệu quả đối với những người có vấn đề về tăng đường huyết, nhưng bạn phải hết sức lưu ý đến lượng đường trong máu và kiểm tra mức đường huyết nhiều lần trong ngày. Đó là bởi vì, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, nhiễm ceton có thể gây ra một tình trạng nguy hiểm gọi là nhiễm toan ceton.”

Điều này xảy ra khi cơ thể tích trữ quá nhiều ceton — sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy chất béo — và pH của máu quá axit, có thể gây hại cho gan, thận và não. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong. Mặc dù biến chứng này khá hiếm, nhưng nhiễm toan ceton cũng đã được báo cáo ở một phụ nữ đang cho con bú không bị tiểu đường và đang theo chế độ ăn ít tinh bột, nhiều chất béo, theo một báo cáo trường hợp năm 2015 từ Tạp chí Medical Case Reports.

Các triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm khô miệng, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, hôi miệng và khó thở. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức, nếu bạn gặp những triệu chứng khó chịu trong khi áp dụng chế độ ăn keto.

Tăng cân trở lại

Vì chế độ ăn keto rất hạn chế, các chuyên gia sức khỏe cho rằng đây không phải là một kế hoạch thích hợp để theo dõi lâu dài. Nhưng vấn đề với điều đó, chuyên gia Kizer nói, là hầu hết mọi người sẽ tăng cân trở lại với chính số cân mà họ đã giảm ngay sau khi họ ăn tinh bột trở lại.

Tăng cân lại sau khi ăn lại tinh bột (Ảnh: Internet)

Chuyên gia Kizer cho biết: “Đó là một vấn đề với bất kỳ chế độ ăn kiêng lỗi mốt nào, nhưng nó dường như rất phổ biến với trạng thái ketosis. Khi mọi người nói với tôi rằng họ muốn thử nó vì bạn bè của họ đã giảm cân, tôi luôn nói với họ rằng “Bạn hãy theo dõi mà xem, tôi gần như đảm bảo rằng họ sẽ tăng cân trở lại’”. Kizer cho biết những loại biến động cân nặng này có thể góp phần làm rối loạn ăn uống, hoặc có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã không lành mạnh với thực phẩm.

Chuyên gia Kizer nói: “Tôi nghĩ chế độ ăn keto hấp dẫn những người có vấn đề về kiểm soát khẩu phần và ăn uống vô độ. Và trong nhiều trường hợp, những gì họ thực sự cần là một huấn luyện viên lối sống hoặc một cố vấn chuyên nghiệp để giúp họ tìm hiểu tận cùng những vấn đề đó.

Khối lượng cơ ít hơn, giảm trao đổi chất

Chuyên gia Kizer cho biết một hậu quả khác của việc thay đổi cân nặng liên quan đến chế độ ăn keto là mất khối lượng cơ – đặc biệt nếu bạn đang ăn nhiều chất béo hơn protein. Chuyên gia Kizer nói: “Bạn sẽ giảm cân, nhưng nó thực sự có thể là mất đi rất nhiều cơ bắp, và bởi vì cơ bắp đốt cháy nhiều calo hơn chất béo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của bạn.”

Bạn có thể mất cơ nếu ăn theo chế độ keto (Ảnh: Internet)

Kizer cho biết: “Khi một người bỏ chế độ ăn kiêng keto và lấy lại được phần lớn trọng lượng ban đầu, thì trọng lượng cơ thể thường không giống nhau, cụ thể: Thay vì lấy lại cơ nạc, bạn có khả năng lấy lại chất béo. Kizer giải thích: “Bây giờ bạn đã trở lại mức cân nặng ban đầu của mình, nhưng bạn không còn đủ khối lượng cơ để đốt cháy calo như trước đây nữa.” Kizer giải thích. “Điều đó có thể ảnh hưởng lâu dài đến tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi và cân nặng của bạn về lâu dài.”

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường

Chuyên gia Axe nói rằng, khi thực hiện đúng, chế độ ăn keto bao gồm nhiều rau và nguồn protein động vật nạc. Nói cách khác, đây không phải là lý do để ăn bơ và thịt xông khói — mặc dù một số người có thể cố gắng làm điều đó. Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia sức khỏe lo ngại về những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng keto, đặc biệt là những người thử áp dụng chế độ này mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Các bác sĩ nói rằng chế độ ăn giàu chất béo như chế độ ăn kiêng này có thể làm tăng mức cholesterol, và đánh giá vào tháng 7 năm 2021 được đề cập ở trên đã kết luận bằng cách nói rằng chế độ ăn kiêng này có thể liên quan đến sự gia tăng đáng kể LDL-Cholesterol, dạng cholesterol “xấu”. Một số người thậm chí còn gọi chế độ ăn keto là “cơn ác mộng của bác sĩ tim mạch.”

Các vấn đề về tim không phải là mối quan tâm duy nhất khi nói đến chế độ ăn keto. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học vào tháng 8 năm 2018 cho thấy rằng những chế độ ăn kiêng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu vào tháng 4 năm 2019 cho thấy rằng trong khi chế độ ăn ít tinh bột ngắn hạn giúp cải thiện trọng lượng cơ thể, huyết áp và các dấu hiệu sức khỏe khác, thì chế độ ăn này có liên quan về lâu dài với nguy cơ tử vong do tim mạch, bệnh tật, ung thư, đột quỵ và tất cả các nguyên nhân khác.

Tạp chí The Lancet vào tháng 8 năm 2018 đã công bố một nghiên cứu cho thấy những người theo chế độ ăn ít tinh bột và giàu protein chủ yếu là protein động vật có nguy cơ cao tử vong sớm hơn so với những người tiêu thụ tinh bột điều độ. Axe cho biết: “Cho dù bạn đang ở chế độ ăn Paleo hay keto hay thuần chay, tất cả mọi người đều đồng ý rằng chúng ta cần có một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, chất béo và chất đạm cũng vậy.”

Để giảm thiểu tất cả các tác dụng, nhằm giúp cơ thể thích nghi với việc đốt cháy nhiều chất béo hơn trước khi bạn cắt hẳn tinh bột khỏi khẩu phần ăn, bạn có thể thử ăn theo chế độ ít tinh bột không thường xuyên. Chế độ ăn keto cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể bạn, vì vậy thêm muối vào bữa ăn của bạn hoặc bổ sung khoáng chất có thể hữu ích.

Trao đổi với bác sĩ về nhu cầu dinh dưỡng của bạn. Ít nhất trong thời gian đầu, điều quan trọng là phải ăn cho đến khi bạn no và tránh hạn chế quá nhiều calo. Thông thường, chế độ ăn keto giúp giảm cân mà không hạn chế calo có chủ đích.

Một vài rủi ro của chế độ ăn keto

Thời gian dài áp dụng chế độ ăn keto mang lại những tác động không mong muốn:

  • Thiếu vi chất dinh dưỡng
  • Lượng protein thấp trong máu
  • Tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
  • Sỏi thận

Một loại thuốc cho bệnh tiểu đường type 2 được gọi là chất ức chế SGLT2 có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton do tiểu đường, một tình trạng nguy hiểm làm tăng axit trong máu. Bất kỳ ai dùng thuốc này nên tránh chế độ ăn keto. Liên lạc với bác sĩ của bạn và thông báo về kế hoạch ăn uống của bạn để hướng dẫn các lựa chọn của bạn.

Thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn keto

Mặc dù không cần bổ sung nhưng một số loại thực phẩm bổ sung có thể hiệu quả.

Thực phẩm bổ sung có thể giúp ích cho chế độ ăn keto (Ảnh: Internet)

  • Dầu dừa: dầu dừa mang lại năng lượng và cũng giúp nâng mức ceton.
  • Chất khoáng: việc giảm cân bằng thay đổi chế độ ăn khiến cân bằng điện giải bị thay đổi
  • Caffeine: Caffeine có ích cho việc giảm chất béo và tăng hiệu suất làm việc của bạn.
  • Ceton ngoại sinh
  • Creatine
  • Whey: Thêm nửa muỗng whey protein vào các loại sữa để bổ sung lượng protein hàng ngày của bạn.

Các thắc mắc chung về chế độ ăn keto

1. Tôi có thể chuyển về ăn tinh bột hay không?

Hoàn toàn có thể. Nhưng, bạn vẫn phải giảm lượng tinh bột ăn vào một cách đáng kể. Sau 2 đến 3 tháng đầu tiên, bạn có thể ăn tinh bột vào những dịp đặc biệt và chỉ cần quay trở lại chế độ ăn kiêng ngay sau đó.

2. Tôi sẽ bị mất cơ bắp?

Bất kỳ chế độ ăn kiêng nào cũng sẽ có nguy cơ làm bạn mất một phần cơ bắp. Tuy nhiên, lượng protein cao có thể hỗ trợ phần nào cho tình trạng mất cơ, đặc biệt nếu bạn là người ưa vận động như tập gym.

3. Tôi có thể dùng chế độ ăn keto để luyện tập cơ bắp hay không?

Có, nhưng nó có thể không có hiệu quả tốt bằng chế độ ăn kiêng tinh bột vừa phải.

4. Tôi nên ăn bao nhiêu protein?

Ăn quá nhiều protein gây hiệu ứng tăng quá mức insulin và giảm ceton máu, vì vậy bạn nên ăn protein với một lượng mức vừa phải. Khoảng 35% tổng lượng calo tiêu thụ có lẽ là giới hạn trên cho mức protein bạn ăn vào.

5. Nước tiểu của tôi có mùi lạ như mùi trái cây?

Bạn không cần phải quá lo lắng. Mùi như mùi trái cây đến từ các sản phẩm được tạo ra trong quá trình ketosis.

6. Hơi thở của tôi có mùi lạ. Tôi nên làm gì?

Hơi thở có mùi lại là một tác dụng phụ phổ biến. Hãy uống các loại nước trái cây tự nhiên không thêm đường hoặc ăn kẹo cao su loại không đường.

7. Tôi được biết trạng thái ketosis rất có hại?

Mọi người thường hiểu lầm nhiễm ceton và nhiễm toan ceton. Nhiễm toan ceton là tình trạng nguy hiểm, nhưng nhiễm ceton trong chế độ ăn keto thường tốt cho những người khỏe mạnh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn kiêng mới nào.

8. Tôi có vấn đề về tiêu hóa và tiêu chảy. Tôi có thể làm gì?

Tác dụng phụ về tiêu hóa này thường hết sau khoảng 3 đến 4 tuần. Nếu bạn vẫn còn gặp rắc rối, hãy ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ hơn.

Kết luận

Chế độ ăn keto có thể rất tốt cho những người:

  • Thừa cân
  • Bị bệnh tiểu đường
  • Đang tìm cách cải thiện sức khỏe trao đổi chất của họ

Nó có thể ít phù hợp hơn cho các vận động viên ưu tú hoặc những người muốn tăng thêm một lượng lớn cơ bắp hoặc trọng lượng. Nó cũng có thể không bền vững đối với lối sống và sở thích của một số người. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc trước khi áp dụng chế độ ăn keto.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *