7 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue, lây từ người này qua người khác do trung gian là muỗi vằn. Hiện nay tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh phía Nam. Dưới đây là một số triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý!

Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết. Vì chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc đặc trị nên tình trạng các ca bệnh trở nặng là điều không thể tránh khỏi, nhất là với đối tượng trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu.

Do đó, việc thực hiện các công tác phòng tránh và bảo vệ trẻ trước sự lây nhiễm của sốt xuất huyết là điều vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy, người lớn cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản về sốt xuất huyết để ứng phó kịp thời khi trẻ không may mắc bệnh.

Vì chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là cách tốt nhất đối phó với sốt xuất huyết hiện nay (Nguồn: Internet)

7 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý

  • Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ rất giống với bệnh cúm, chẳng hạn như sốt cao (có thể sốt hơn 40°C), sổ mũi, ho và suy nhược cơ thể.
  • Xuất hiện những tình trạng thể chất khó chịu như đau đầu dữ dội, đau nhói ở đuôi mắt, đau nhức cơ và khớp…
  • Trẻ có sự thay đổi hành vi như trở nên cáu kỉnh, quấy khóc (ở trẻ sơ sinh), biếng ăn và ngủ không ngon giấc
  • Phát ban khắp cơ thể, trên da xuất hiện các nốt mụn ngứa thành từng mảng
  • Cảm giác ngứa liên tục ở lòng bàn chân
  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng
  • Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím nhẹ

Trong đó, 3 triệu chứng chính và rõ ràng nhất của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, phát ban và đau đầu.

Sốt cao là triệu chứng rõ ràng nhất của sốt xuất huyết (Nguồn: Internet)

Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy cơ bắp và xương khớp đau nhức nghiêm trọng.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi truyền bệnh, và kéo dài từ 2 đến 7 ngày với các ca bệnh nhẹ.

Nếu người bệnh gặp các triệu chứng như chảy máu nghiêm trọng, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng dữ dội, khó thở, giảm huyết áp, mất nước… có nghĩa là bệnh đã chuyển nặng và cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Khi đã nhận biết được có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết, phương án tốt nhất là đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể làm một số cách để giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu cũng như nhanh hồi phục hơn.

Cho trẻ uống đủ nước

Bổ sung đủ nước giúp trẻ nhanh hồi phục hơn (Nguồn: Internet)

Khi sốt cao hoặc tiêu chảy, cơ thể mất nước sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Bổ sung đủ nước bằng việc cho trẻ uống nước thường xuyên, ăn những loại thực phẩm nhiều vitamin C như cam, rau xanh… sẽ giúp quá trình hồi phục ở trẻ diễn ra nhanh hơn.

Cho trẻ uống thuốc giảm đau (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nếu tình trạng đau cơ, xương trở nên nghiêm trọng

Một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen có thể được kê đơn nếu trẻ gặp tình trạng đau nhức quá sức chịu đựng. Đừng lo khi cho trẻ uống thuốc giảm đau vì các bác sĩ sẽ biết cách điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp với thể trạng của trẻ.

Đặc biệt, lưu ý không nên tự ý cho trẻ dùng aspirin hoặc ibuprofen vì có thể khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Đưa trẻ đến bệnh viện và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Một số phương thuốc dân gian giúp cải thiện số lượng tiểu cầu cho trẻ tại nhà

Bên cạnh việc truyền dịch, truyền chất điện giải, truyền máu (trong trường hợp bệnh nặng), có một số bài thuốc dân gian cũng rất tốt và an toàn giúp trẻ cải thiện số lượng tiểu cầu, chằng hạn như nước ép giảo cổ lam, nước ép ổi (giúp tăng cường miễn dịch), nước ép lá đu đủ (tăng số lượng tiểu cầu)…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung tỏi cho bữa ăn hàng ngày giúp đẩy lùi virus gây bệnh (Nguồn: Internet)

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ chất là yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ có đủ năng lượng để hồi phục nhanh chóng sau mắc bệnh. Ngoài dưỡng chất cơ bản từ thịt, cá, tinh bột, rau xanh, một số loại thực phẩm khác cũng không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ giai đoạn này có thể kể đến như hoa quả họ cam quýt, nghệ, tỏi hay hạnh nhân.

Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *